Hoa hồng toàn lá ít ra hoa: Làm 3 việc này để bông to như cái bát, nở bung rực rỡ quanh năm
Đậu đỏ kết hợp cùng thứ này đúng là "cặp trời sinh", giúp phụ nữ giải độc, làm đẹp da, dưỡng khí huyết / 2 loại nước khiến gan tổn thương nhanh chóng, nhiều người ‘vô tư’ dùng giải khát mùa hè
Hoa hồng là loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn để trồng trong vườn. Hoa hồng có giá trị trang trí rất cao với sự đa dạng chủng loại và màu sắc. So với nhiều loại hoa khá, hoa hồng được coi là loại cây không đòi hỏi sự chăm sóc quá cầu kỳ.
Tất nhiên, để hoa hồng phát triển nhanh và ra hoa đều đặn, bạn cũng cần có quy trình chăm sóc nhất định. Trong quá trình trồng hoa hồng, hãy chú ý đến những vấn đề sau đây.
Chọn kích thước chậu phù hợp
Nếu trồng hoa hồng trong chậu, bạn cần lựa chọn kích thước chậu sao cho phù hợp với cây. Khi cây lớn lên, hệ thống rễ phát triển mạnh. Đây là lúc bạn cần thay chậu cho cây để rễ có không gian sinh trưởng. Chậu quá nhỏ sẽ khiến bộ rễ không còn chỗ phát triển, cành và lá cũng không phát triển theo, cây ra ít hoa.
Đối với giống hồng leo, nếu bạn đang trồng trong chậu, tốt nhất nên thay chậu mỗi năm một lần vì loại này bộ rễ phát triển nhanh, cây nhanh lớn.
Đối vưới những chậu cây hoa hồng thông thường, bạn có thể thay chậu 2 năm một lần vì rễ của loại này có xu hướng phát triển chậm hơn so với hồng leo.
Bổ sung dinh dưỡng cho đất
Sau khi trồng hoa hồng được một thời gian, các chất dinh dưỡng trong đất sẽ được cây hấp thụ và đất trở nên cằn cỗi hơn. Đây là lúc đất cần được thay thế và bổ sung dinh dưỡng.
Bạn có thể bón một ít phân hữu cơ đã lên men xuống đáy chậu để tăng cường dinh dưỡng, giúp cây phát triển mạnh hơn.
Quá trình bón phân cho hoa hồng được chia làm 3 giai đoạn cụ thể. Khi hoa gần tàn, bạn cần bổ sung phân có hàm lượng lân cao như phân chuồng của trâu bò, phân trùn quế, phân gà… để kích thích rễ mới mọc ra nhằm hồi sức cho cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm mới.
Ở giai đoạn tiếp theo, khi hoa đã tàn hết, bạn cần cắt tỉa bỏ hết hoa cũ. Cây nhiều lá cũng cần được tỉa bớt. Việc này sẽ giúp kích thích các mầm mới phát triển.
Đến khi cây ra nụ mới, hãy bón phân giàu kali để thúc cây ra nhiều nụ hơn. Lưu ý, khi trời mưa liên tục, nắng nóng kéo dài hoặc rét đậm rét hại, bạn không nên bón phân cho cây.
Thay đất mới
Khi đất bị nén quá chất hoặc đất đã bị kiềm hóa, cây cũng không thể phát triển tốt. Đây là lúc bạn phải thay đất cho cây hoa hồng. Đất cũ sẽ không còn khả năng truyền dinh dưỡng cho cây và cũng khiến bộ rễ của cây “khó thở”. Về lâu dài, cây sẽ không thể sinh trưởng, thậm chí tàn úa dần.
Đất nén chặt thường xảy ra do tưới nước và bón phân không đúng cách. Vì vậy trong quá trình trồng cây, bạn cần phải chú ý tới hai vấn đề này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn