Đời sống

Hôi miệng - nguyên nhân và cách chữa đơn giản

Hôi miệng gây nên tình trạng mất tự tin, xấu hổ khi giao tiếp với người xung quanh.

Tay, chân thường xuyên lạnh coi chừng bệnh nguy hiểm / Nguyên tắc khi uống nước bạn không được quên

Bác sĩ Trần Vũ Thanh Ái, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết hôi miệng là chứng bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp, khiến người bệnh mất tự tin.

Nguyên nhân hôi miệng

Theo bác sĩ Thanh Ái, vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ hình thành mảng bám, thức ăn đọng trong khoang kẽ răng, lỗ sâu răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn lên men và phát triển, phóng thích các hợp chất có mùi.

Người bệnh nhiễm khuẩn miệng như viêm nướu, viêm niêm mạc miệng, viêm nha chu, áp xe răng miệng cũng có thể gây hôi miệng.

Ảnh minh họa.

Người mang hàm giả không phù hợp, khô miệng sau điều trị xạ trị làm cho lượng nước bọt trong miệng giảm, khả năng tự chải rửa tự nhiên giảm cũng dễ bị sâu răng và hôi miệng.

Sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc như điều trị tăng huyết áp, bệnh lý thận, bệnh lý tâm thần cũng có thể gây hơi thở hôi khi được thải trừ qua phổi.

Ngoài ra, một số người bị viêm nhiễm đường hô hấp (viêm xoang, viêm họng) cũng gây ra tình trạng hôi miệng. Người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, dạ dày cũng khiến cho hôi miệng thêm trầm trọng.

Ăn thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, nước ép cam, quýt, đồ uống có cồn… cũng có thể bị hôi miệng.

 

Hút thuốc gây hôi miệng do thuốc lá gây viêm quanh răng, viêm lợi, viêm lưỡi, viêm xoang. Khói thuốc lá, thuốc lào cũng chứa nhiều hợp chất quyện với nước bọt tạo mùi rất hôi.

Cách chữa hôi miệng

Dùng trà xanh

Y học hiện đại chỉ ra hai nguyên tố vi lượng kali và fluor trong trà xanh, có công dụng đặc biệt trong việc chống sâu răng, trị viêm nướu răng, giảm mùi hôi cho hơi thở. Bạn hãy hình thành thói quen ngậm nước trà xanh đặc sau khi đánh răng 15 phút hoặc uống 2-3 ly trà xanh/ngày để giúp tiêu diệt sạch vi khuẩn, hạn chế mùi hôi miệng nhanh chóng.

Dùng chanh

 

Chanh tuy nhỏ nhưng lại là “khắc tinh” của vi khuẩn trong khoang miệng. Chanh có thành phần acid hữu cơ và vitamin C có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi rất hiệu quả.

Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch ít vỏ chanh tươi, cho vào miệng nhai kỹ, sau đó nuốt cả vỏ. Bạn sẽ cảm nhận được ngay sự thay đổi tỏa ra từ hơi thở ngay sau đó.

Dùng bạc hà

Mùi hương bạc hà luôn đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và sảng khoái. Do đó, sử dụng lá bạc hà và tinh dầu bạc hà cũng là mẹo chữa hôi miệng tại nhà đã được nhiều người áp dụng thành công. Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc dùng thường xuyên trong mỗi bữa ăn như rau thơm.

Dùng nước vo gạo

 

Trong nước gạo có chứa vitamin PP, giúp tẩy sạch chất bẩn đóng quanh răng và cải thiện cả tình trạng sâu răng. Hàng ngày, hãy dùng nước vo gạo đặc để đánh răng và súc miệng 2 lần vào buổi sáng và tối, tình trạng sâu răng, hôi miệng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Dùng gừng

Gừng tươi là gia vị quen thuộc trong mọi gian bếp. Chính vì thế, cách chữa hôi miệng bằng gừng vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho mọi người.

Gừng giúp loại bỏ hơi thở có mùi

Bạn hãy sử dụng gừng tươi cắt lát mỏng pha trà uống hoặc nhai kèm theo một lát chanh 2-3 lần/ ngày. Đây là bí quyết giúp cho hơi thở được thơm tho và ngăn ngừa sâu răng rất hiệu quả.

 

Dùng mật ong

Một tác dụng ít ai ngờ đến của mật ong, đó là khắc phục hôi miệng nhờ vào thành phần kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong khoang miệng. Đều đặn mỗi sáng và tối, bạn pha khoảng 20ml mật ong với 100ml nước ấm, sau đó thêm vài giọt chanh, súc miệng thật kỹ. Kiên trì làm như vậy khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy mùi hôi miệng giảm bớt rõ rệt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm