Hướng dẫn cách chọn mua và bảo quản nồi cơm điện lâu bền nhất
Thử ngay món lươn chiên cay cho ngày mưa gió / Lợi ích tuyệt vời của cà rốt không phải ai cũng biết
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu nồi cơm điện khác nhau từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,Việt Nam,... nhưng về cơ bản được phân thành 2 loại chính: nồi cơm điện cơ và nồi cơm kỹ thuật số.
Nồi cơm điện cơ là loại nồi có rơ le tự ngắt, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm.
Loại nồi này chỉ có 2 chức năng: nấu chín và giữ ấm thông thường, vì thế mà giá của chúng chỉ tầm từ 300.000 - 1.000.000 đồng, cũng có sản phẩm giá cao hơn tùy hãng sản xuất và dung tích nồi.
Ảnh minh họa.
Khi mua nồi cơm điện nên chú ý dung tích của nồi, phụ thuộc vào số người trong gia đình. Ví dụ: Công suất 350-400w thì dung lượng nồi là 1,2l cho số người ăn là từ 1-4 người, công suất 450-500w thì dung lượng nồi 2,4l thì số người ăn từ 5 người trở lên...
Ngoài ra nếu như ở nhà bạn luôn có người thì bạn chỉ nên chọn loại nồi cơm điện tự động ổn nhiệt thông thường vì giá thành rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Còn nếu công việc của bạn có giờ giấc sinh hoạt xáo trộn mà vẫn muốn chăm sóc bữa ăn của gia đình thì nên mua loại nổi có khởi động định giờ, sẽ tự động nấu khi có giờ đặt.
Không nên chọn những loại nồi cơm quá rẻ, nhãn hiệu và xuất xứ không rõ ràng, vì thường lớp cách nhiệt không tốt, tiếp xúc giữa mâm nhiệt và đáy xoong không đều, hay nắp nồi không kín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
Để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả nên chọn các sản phẩm có đầy đủ tem bảo hành, tem nhãn phụ ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, nơi sản xuất và chịu trách nhiệm bảo hành cùng địa chỉ liên hệ, điện thoại, tem chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng CR.
Cách sử dụng và bảo quản nồi cơm điện đúng nhấtGạo trong nồi phải được dàn phẳng không được để dồn một góc, nếu không sẽ có hiện tượng cơm mềm cứng không đều.
Khi đặt nồi vào vỏ đựng bếp nên dùng cả hai tay xoay nhẹ nồi để đáy nồi tiếp xúc với tấm tăng nhiệt . Khi xoay nồi nên chú ý nhẹ nhàng và đừng xoay quá nhanh khi thấy có một độ sát nhất định nghĩa là đã tiếp xúc tốt. Trước khi đặt nồi vào cần lau sạch và lau khô đáy nồi và mặt trên của tấm tăng nhiệt.
Nếu như dây nguồn là kiểu cách rời thì gạt chuyển mạch của nồi xuống và cắm phích điện dây nồi, sau đó mới đóng điện nguồn. Khi lấy cơm ra nhất thiết phải tắt nguồn.
Các linh kiện của nồi cơm điện đều đặt ở vỏ ngoài vì thế hết sức tránh va đập làm biến dạng vỏ nồi, đặc biệt không làm va chạm mạnh giữa đáy nồi và tấm tăng nhiệt, nếu gây ra bề mặt lồi lõm sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng.
Thành trong của vỏ bếp không được lau rửa mà chỉ dùng vải khô để lau, và nhớ là phải ngắt điện rồi mới lau.
Nồi cơm điện chỉ có tác dụng nấu cơm hoặc hấp sấy thức ăn không nên dùng để ninh hầm vì nhiệt độ trong nồi không bao giờ quá 100 độ C. Khi hấp sấy cũng cần chú ý đến thời gian sử dụng.
Không nấu các loại thực phẩm có tính axit hoặc kiềm để tránh làm mòn nồi nấu.
Với loại nồi được tráng một lớp men chống dính thì không được dùng các loại dụng cụ chùi rửa sắc nhọn để tránh làm xước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào