Đời sống

Hướng dẫn cách phân biệt tôm bị bơm tạp chất để tránh gây nguy hại cho đường tiêu hóa

Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách nhận biết chính xác tôm bị bơm hóa chất hay hay tạp chất nhằm tăng trọng lượng, giữ cho tôm có vẻ tươi lâu.

Lạ đời, chồng bỏ đi theo kẻ thứ 3 thua kém vợ đủ thứ, một năm sau ly hôn cô mới có lời giải đáp rồi cười thanh thản / Rich kid làm mẹ: 'Săn sale được bộ đồ 35k vừa xinh vừa rẻ cho con, thậm chí còn vui hơn cả mua đồ hiệu'

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, việc bơm tạp chất vào tôm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhất là khi chất đó không có trong danh mục các phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng, hoặc khi nó không được sản xuất để dùng trong thực phẩm.

Huong-dan-cach-phan-biet-tom-bi-bom-tap-chat-de-tranh-gay-nguy-hai-cho-duong-tieu-hoa
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, việc ăn tôm bơm tạp chất trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho đường tiêu hóa. Trường hợp nhẹ là ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy; nặng hơn là sự tích tụ chất độc, chất bẩn trong người, gây bệnh mãn tính.

Huong-dan-cach-phan-biet-tom-bi-bom-tap-chat-de-tranh-gay-nguy-hai-cho-duong-tieu-hoa-9

Thông thường, loại tôm hay bị bơm tạp chất là tôm sú. Bởi lẽ tôm sú thường được ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao. Được biết, tạp chất được sử dụng thường là bột rau câu, tinh bột… hoặc tôm nhỏ, giá trị thấp được xay nhuyễn. Sau đó, chúng được pha với nước thành dung dịch sền sệt để bơm vào tôm.

Các dấu hiệu phân biệt tôm bị bơm tạp chất:

- Nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Tôm bình thường có thân mềm và cong.

Huong-dan-cach-phan-biet-tom-bi-bom-tap-chat-de-tranh-gay-nguy-hai-cho-duong-tieu-hoa-3

- Phần mang của tôm bơm tạp chất cứng, phồng căng, trong khi mang của tôm thường mềm, phẳng.

 

Huong-dan-cach-phan-biet-tom-bi-bom-tap-chat-de-tranh-gay-nguy-hai-cho-duong-tieu-hoa-2

- Tôm bơm tạp chất thường có phần thân mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Huong-dan-cach-phan-biet-tom-bi-bom-tap-chat-de-tranh-gay-nguy-hai-cho-duong-tieu-hoa-4

- Tôm bơm tạp chất khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân tôm nhanh chóng rời nhau. Khi nấu chín, tôm sẽ bị ra nhiều nước, thịt teo lại. Thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

Huong-dan-cach-phan-biet-tom-bi-bom-tap-chat-de-tranh-gay-nguy-hai-cho-duong-tieu-hoa-6

- Nếu là tôm bị bơm tạp chất, khi nấu chín, bạn bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Huong-dan-cach-phan-biet-tom-bi-bom-tap-chat-de-tranh-gay-nguy-hai-cho-duong-tieu-hoa-5

Để tránh mua phải tôm bơm tạp chất, nên mua tôm tươi sống còn nhảy tanh tách, thậm chí đang còn bơi. Nếu mua tôm không còn sống hoặc tôm đông lạnh, phải quan sát thật kỹ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh, người tiêu dùng nên chọn những con tôm có vỏ đậm màu, sáng bóng, thân mềm và gắn chặt với phần đầu, còn phần đuôi xếp đều nhau và cụp xuống. Đặc biệt là con tôm phải còn đầy đủ râu, càng, gai và các chân.

 

Huong-dan-cach-phan-biet-tom-bi-bom-tap-chat-de-tranh-gay-nguy-hai-cho-duong-tieu-hoa-8

Nếu bắt buộc phải mua tôm đông lạnh hoặc đã chế biến sẵn, người dùng nên kiểm tra bằng cách cầm đầu và thân tôm rồi kéo thẳng ra một cách nhẹ nhàng. Nếu các khớp nối trên vỏ tôm khít nhau thì đó là tôm tươi sạch; còn nếu những khớp này không khít và đầu bị rời ra thì đó là tôm cũ và có thể bị bơm tạp chất.

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm