Khách Tây tò mò đi tìm 'hình tròn kỳ lạ' trên bản đồ Huế: Địa điểm thuộc quần thể di tích nhưng ít ai biết
Bỏ túi các mẹo hay tại khách sạn khi đi du lịch / Những điểm du lịch không thể bỏ qua ở Đắk Lắk
Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng hệ thống di tích mang đậm tính lịch sử và văn hóa, Việt Nam luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn với những du khách người ngoài. Mới đây, trên tài khoản mạng xã hội cá nhân, một du khách nước ngoài có tên Antoly đã chia sẻ trải nghiệm thú vị của mình tại Huế.
Theo video anh chàng này chia sẻ, trong chuyến du lịch tại Huế, anh tìm trên bản đồ thì thấy có một địa điểm vô cùng kỳ lạ. Nó có hình tròn lớn, nổi bật trong phần chỉ đường. Trước đây, Antoly cũng đã từng khám phá rất nhiều địa điểm kỳ lạ trên bản đồ. Và lần này cũng tương tự như vậy. Anh quyết định lên đường và xem thử, cái hình tròn đó thực sự là gì, địa điểm nằm ở đâu.
Du khách nước ngoài tò mò và quyết định tìm đến địa điểm "hình tròn" trên bản đồ Huế (Video Antoly)
Vị trí thật sự của "hình tròn kỳ lạ"
Không ở đâu xa, địa điểm có hình tròn trên bản đồ mà chàng Tây thắc mắc và tò mò, nằm ngay gần khu vực quần thể di tích Cố đô Huế. Tên gọi chính xác của nó là Đấu trường Hổ Quyền.
Đấu trường Hổ Quyền tọa lạc tại địa phận thông Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Tây. Đấu trường được xây dựng từ khoảng năm 1830, dưới triều đại vua Minh Mạng với kiểu dáng kiến trúc đấu trường vành khăn.
Xưa kia, nơi đây là một chuồng nuôi hổ, đồng thời là nơi diễn ra những cuộc "tử chiến" giữa voi và hổ nhằm tế thần trong những ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí của nhà vua, quan lại và người dân.
Đấu trường Hổ Quyền khi nhìn từ trên cao
Ảnh cũ về Đấu trường Hổ Quyền xưa
Nhiều chuyên gia nhận xét, Đấu trường Hổ Quyền có nét tựa với các đấu trường La Mã nổi tiếng trên thế giới. Công trình được xây dựng lộ thiên, hình vành khăn, có 2 vòng thành trong và vòng thành ngoài, và sử dụng gạch vồ là nguyên liệu chính để xây dựng. Vòng thành trong cao 5,8m, vòng thành ngoài cao 4,75m, dày trung bình 4,5m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế, chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m.
Ngoài khu vực sân cỏ hình tròn, là khu vực "giao đấu" giữa hổ và voi, đấu trường có các khu vực khác như bậc thang để mọi người di chuyển lên trên, cửa để đưa voi vào sân, các chuồng nhốt hổ hay khu vực khán đài dành riêng cho nhà vua ngồi.
Theo sách sử ghi lại, trận đấu cuối cùng diễn ra tại Đấu trường Hổ Quyền là vào khoảng năm 1904, dưới thời vua Thành Thái. Trải qua hàng trăm năm thăng trầm và nhiều cuộc chiến, Đấu trường Hổ Quyền bị bỏ không. Tuy có phần hoang phế, xuống cấp, song về cơ bản cấu trúc của công trình không bị thay đổi nhiều.
Đấu trường Hổ Quyền ngày nay
Từ năm 2019, Trung tâm Di tích Cố đô Huế đã tiến hành trùng tu nhằm hồi sinh di tích này, để trở thành địa điểm tham quan cho du khác. Các hạng mục có thể cải tạo bao gồm hệ thống tường thành, bậc cấp, hệ thống ròng rọc gỗ mở cửa các chuồng hổ...
Những địa điểm tham quan gần đấu trường Hổ Quyền
Bên cạnh Đấu trường Hổ Quyền, quần thể Di tích Cố đô Huế hay xung quanh khu vực đó vẫn còn nhiều địa điểm tham quan khác. Đây đều là những điểm đến hấp dẫn nhất dành cho du khách đến với xứ Huế mộng mơ.
1. Điện Voi RéNằm gần nhất và được xem là có mối liên hệ chặt chẽ nhất với Đấu trường Hổ Quyền là điện Voi Ré. Điện tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 2000m2, nằm về phía Đông Nam đồi Thọ Cương.
Điện Voi Ré được xây theo kiểu chữ "Môn", phía trước cổng tam quan có 17 bậc cấp đi lên. Bên trong điện cũng còn có miếu, thẳng theo lối chính vào điện sẽ bắt gặp một bức bình phong Long Mã rất đẹp.
Theo truyền miệng, công trình này được xây dựng nhằm mục đích thờ phụng những chú voi trung nghĩa và thường được tế lễ vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. Điện Voi Ré được tôn vinh và đưa vào quần thể di tích cố đô Huế nằm trong Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới, vì nó thể hiện được tính nhân văn độc đáo của người Việt.
Điện Voi Ré ngay gần với Đấu trường Hổ Quyền
Khu du lịch sinh thái Thủy Biều phù hợp với những du khách mong muốn hòa mình vào với thiên nhiên, đồng thời thưởng thức những món ăn đặc sản do chính tay những người dân bản địa làm ra.
Đặc biệt ở đây nổi tiếng với đặc sản bưởi Thanh Trà. Bởi có hình dáng nhỏ hơn so với bưởi thường, thon thon giống quả lê và có hương vị được đánh giá là rất đặc trưng. Một trái bưởi Thanh Trà chỉ nặng khoảng 0,7 - 1kg, vỏ màu vàng nắng, cùi thơm, tép bưởi màu vàng trong.
Ngoài ra, du khách còn được tham quan những ngôi nhà Rường cổ kính, được trải nghiệm đạp xe quanh ngôi làng yên bình hay khám phá quy trình một số ngành nghề truyền thống của người Huế, như làm rượu gạo, làm giấy vàng mã, làm hương trầm...
Bưởi Thanh Trà, đặc sản của làng sinh thái Thủy Biều
Du khách được trải nghiệm những hoạt động đậm tính bản địa nơi đây3. Lăng Đồng Khánh
Lăng Đồng Khánh còn có tên gọi khác là Tư Lăng- là lăng tẩm của vị vua thứ 8 triều nhà Nguyễn. Nằm tại thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, lăng cách đấu trường Hổ Quyền chừng 3km.
Kiến trúc tại lăng được xem là có sự hòa hợp và giao thoa giữa 2 kiến trúc, mang dấu ấn của 2 thời điểm lịch sử khác nhau. Không chỉ có các tẩm điện, du khách khi tới đây còn có thể thăm khu vực lăng mộ cổ và tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam dưới các triều đại Vua Nguyễn.
Lăng Đồng Khánh là 1 trong 7 lăng tẩm đẹp nhất cố đô Huế
Lăng Đồng Khánh được đánh giá là 1 trong 7 lăng tẩm đẹp nhất mảnh đất cố đô, và cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
End of content
Không có tin nào tiếp theo