Khám phá 3 ngọn núi cao nhất Nam Bộ
Khám phá ‘thiên đường biển’ 100ha đẹp quanh năm, là bãi tắm tự nhiên ít ỏi còn lại trong lòng đảo ngọc / Khám phá Cù lao Câu ở Bình Thuận
Núi Bà Đen
Núi Bà Đen là một địa danh nổi tiếng thuộc xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố khoảng 11km về phía Đông Bắc. Núi Bà Đen nằm trong quần thể 3 núi là núi Heo - núi Phụng - núi Bà Đen với chiều cao 986m, được mệnh danh là "Nóc nhà Nam Bộ" hay "Đệ nhất thiên sơn".
Đỉnh núi Bà Đen với tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn.
Ngôi chùa nổi tiếng nhất ở núi Bà Đen là chùa Linh Sơn Tiên Thạch, nơi thờ Bà Đen. Với người dân nơi đây,Bà Đen thường hiển linh để phù hộ dân chúng có cuộc sống ấm no.
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về núi Bà Đen nhưng có ba câu chuyện nổi tiếng được dân gian truyền tai nhau cho đến tận bây giờ.
Truyền thuyết thứ nhấtcho rằng chủ của vùng núi rộng lớn này là một người phụ nữ Phù Nam tên là Rê Đeng, tên gọi Bà Đen là do đọc chệch từ "Đeng" mà thành.
Truyền thuyết thứ hai cho rằng Bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một vị quan tên là Lý Thiên. Trong làng có một chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt đã giải cứu nàng Thiên Hương trong lúc nàng bị một đám côn đồ vây bắt. Để đền ơn chàng, cha mẹ nàng đã hứa gả Thiên Hương cho chàng nhưng chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân.
Trong một lần lên núi cúng, Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt và hãm hiếp, nàng đã nhảy xuống núi để giữ gìn lòng trung trinh của mình và qua đời. Sau đó, nàng đã báo mộng cho một vị sư trụ trì trên núi biết với hình dáng một người phụ nữ đen đúa nên vị trụ trì này gọi nàng là nàng Đen. Người đời sau này gọi nàng là Bà Đen để thể hiện sự tôn kính.
Núi Bà Đen được mệnh danh là "Nóc nhà Nam Bộ" hay "Đệ nhất thiên sơn".
Truyền thuyết thứ ba ghi trong quyển "Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh" rằng con gái của một viên quan trấn thủ vùng chân núi tên là Thạch Nương hay thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi đã theo nhà sư Trừng Thanh học đạo ở ngôi chùa ở lưng chừng núi. Thấy nàng xinh đẹp nên quan trấn thủ Trảng Bàng đã nhờ người hỏi cưới cho con trai. Khi hai bên gia đình đang chuẩn bị lễ cưới thì nàng mất tích và khi gia đình hai bên đi tìm thì tìm thấy một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Người dân trong làng đồn đoán rằng nàng đã bị cọp vồ và gia đình đã mai táng, lập cho nàng một ngôi mộ dưới chân núi. Tên gọi Bà Đen cũng là do đọc chệch chữ “Đênh”.
Xuyên suốt tháng Giêng âm lịch hằng năm là lúc các hội xuân ở Tây Ninh diễn ra vô cùng nhộn nhịp, thu hút đông đảo du khách đến để cầu may cũng như thưởng thức các đặc sản. Bạn có thể sắp xếp những chuyến du lịch núi Bà Đen vào thời gian này để tận hưởng không khí lễ hội.
Tên núi bà Đen xuất phát từ tên của chủ nhân vùng núi này.
Có ba cách chinh phục đỉnh núi là cáp treo, máng trượt và chinh phục khoảng 1.000 bậc thang. Song cả ba phương tiện di chuyển này chỉ đưa bạn đến khoảng giữa ngọn núi, điểm dừng chân cuối cùng của du khách.
Riêng với những người muốn chinh phục cả ngọn phải chịu khó men theo đường mòn len lỏi giữa những tảng đá, hang động khoảng 2h đồng hồ để lên đỉnh núi. Đoạn đường này “nói khó đi cũng được, nói dễ đi cũng xong” vì bạn có thể chinh phục một mình hay thành nhóm. Song việc trekking cùng cả nhóm sẽ khiến đoạn đường được thu ngắn và tiếng cười cũng nhiều hơn.
Núi Chứa Chan
Núi Chứa Chan còn có tên gọi khác là núi Gia Lào hay núi Gia Ray. Núi tọa lạc tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Núi có chiều cao khoảng 837m so với mực nước biển, cao thứ nhì Đông Nam Bộ sau núi Bà Đen.
Núi Chứa Chan còn có tên gọi khác là núi Gia Lào.
Do có chiều cao như vậy nên nó còn được mệnh danh là “Nóc nhà Đồng Nai”. Đây là điểm đến của nhiều bạn trẻ đam mê khám phá và trekking, cắm trại cũng như du khách đến núi tham quan, chiêm bái chùa Gia Lào.
Quãng thời gian lý tưởng để đến Chứa Chan leo núi là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đây là thời điểm khí hậu nơi đây bước vào mùa khô, ít mưa nên bạn sẽ dễ dàng di chuyển hơn.
Tuy rằng thời tiết tại núi Chứa Chan quanh năm thường nóng bức nhưng khi đến đỉnh núi thì bạn sẽ cảm nhận được sự thoáng đãng và mát mẻ, còn đêm đến thì trời sẽ hơi lạnh tí nên bạn nên chuẩn bị thêm áo khoác.
Để có thể lên tới đỉnh núi Chứa Chan, nếu là bạn là người mới đến thì cần có người hướng dẫn vì các cung đường leo núi khá rắc rối và khó đi, rất dễ lạc đường. Dưới đây là các cung đường được nhiều người đánh giá ổn:
- Cung đường chùa lên đỉnh núi Chứa Chan
Đây là cung đường khó đi, dài và rất dễ đi lạc nếu không có ai hướng dẫn bạn. Tuy nó có bậc thang tưởng rằng nó sẽ dễ dàng đi hơn nhưng nếu đi một quãng dài thì siêu mệt. Tốt nhất là đi cáp treo lên chùa trước, sẵn tiện thắp hương cầu an, sau đó men theo hướng đường mòn sẽ lên núi Chứa Chan.
Thời gian leo núi Chứa Chan lý tưởng là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
- Cung đường cột điện lên đỉnh núi Chứa Chan
Đi cung đường lên chùa khó đi thì cung đường cột điện lại là phương án được nhiều bạn lựa chọn nếu trekking. Cung đường này dễ đi hơn, ít bị lạc đường do có các số trên cột điện, chỉ cần nhớ số là không sợ bị lạc.
Trên núi Chứa Chan có 125 cột như vậy, bắt đầu từ số 20 đến 145.
Núi Bà Rá
Núi Bà Rá nằm ở phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Bà Rá nổi bật với chiều cao 736m so với mực nước biển, diện tích khoảng 307.325m2. Người dân bản địa gọi là ngọn núi thần mang trong mình những chiến công lừng lẫy gắn với thời kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Núi Bà Rá vào buổi hoàng hôn.
Quần thể danh thắng núi Bà Rá được chứng nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 4/10/1995.
Đi từ đồi Bằng Lăng bước khoảng 1.767 bậc tam cấp mới lên được tới đỉnh núi. Dọc đường đi, cảnh đẹp, không khí mát mẻ dễ chịu mang lại trải nghiệm vô cùng thú vị.
Khí hậu tỉnh Bình Phước mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân chia 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Nếu lựa chọn đi rừng leo núi thì bạn chọn đi vào mùa khô từ tháng 11 - tháng 4 là hợp lý. Lúc đó thời tiết khô ráo, bầu trời trong xanh, cây cối tươi tốt, sông suối chảy hiền hòa, khung cảnh đẹp thơ mộng.
Chọn thời điểm nắng ráo để đi du lịch núi Bà Rá.
Đường lên núi khá dốc, vì vậy bạn nên chọn giày thấp và quần áo đơn giản để tránh vấp té. Nhiều đoạn dốc hơn 45 độ, rất dễ trơn trượt, do đó bạn không nên mang theo hành lý nặng.
Để lên đến đỉnh, du khách phải leo 1.767 bậc đá. Nhưng công sức bạn bỏ ra sẽ được đền đáp bởi bầu không khí trong lành và khung cảnh bình nguyên rộng lớn khi nhìn từ trên cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tuy hút tài lộc nhưng cây lưỡi hổ rất kỵ người tuổi này, đừng đặt trong nhà kẻo vận may trôi sạch
Có một năm 2024 tồi tệ cũng không sao cả! 4 con giáp chính sẽ mang đến “sự giàu có bùng nổ vào năm 2025”!
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Công dụng của muỗi trên trái đất là gì? Hậu quả sẽ ra sao nếu tất cả muỗi đều bị tiêu diệt?
Dù đắt đến mấy cũng nên mua '6 loại rau' này, dư lượng thuốc trừ sâu về cơ bản gần như bằng 0
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức