Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được / Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Cây Thồm Lồm, hay còn gọi là lá Lồm, là một loại cây thuộc họ rau Răm. Đây là cây thân thảo, sống rất bền, thân cây nhẵn và có những rãnh dọc. Lá của cây có hình bầu dục, lá trên nhỏ hơn, gần như không có cuống và ôm sát vào thân. Hoa Thồm Lồm mọc thành chùm ở đầu cành, dài khoảng 5 – 7cm, có nhiều hoa nhỏ màu trắng sữa, và cuống hoa phủ đầy lông.
Ảnh minh họa.
Cây Thồm Lồm chứa nhiều dưỡng chất như myricyl alcol, oxymethylanthraquinon, rubin, anthraquinone, vitamin C và caroten. Dù là cây quý nhưng Thồm Lồm lại mọc hoang rất nhiều ở các vùng quê Việt Nam. Người dân thường không sử dụng cây này vì chưa hiểu rõ công dụng của nó.
Cây Thồm Lồm.
Theo Đông y, lá Lồm có tính mát, vị chua, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, và kháng khuẩn. Lá thường được dùng để chữa đau dạ dày, mụn nhọt, ngứa ngoài da, viêm loét, và kiết lỵ.
Trong sinh học, cây Thồm Lồm có thể dùng để làm cao lỏng không gây độc tính, giúp ức chế 9 loại vi khuẩn và tiêu viêm cấp tính. Ngoài ra, loại cây này có thể dùng chúng để hỗ trợ chữa trị các bệnh viêm họng, viêm gan, bạch hầu, đục giác mạc, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu và có sỏi,... Thậm chí, ăn lá của chúng còn giúp điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, bụng trướng đầy.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thân, rễ, và lá của Thồm Lồm có thể dùng làm thuốc rất hiệu quả. Trong 100g lá Lồm có chứa nhiều nước, protein, glucid, vitamin C và caroten – nhờ đó mà cây có giá trị dược tính cao.
Thồm lồm làm món ăn.
Cây còn có chứa saponin kháng sinh với những loại chủng khuẩn Klebsiella và Salmonella typhi. Ở một số nơi, người dân kết hợp lá Lồm với lá khoai lang để pha nước uống chống ngộ độc do rắn cắn.
Ngoài là một loại thuốc, lá Lồm còn là món ăn quen thuộc của đồng bào Tây Bắc, thường được nấu canh hoặc xào với thịt trâu, bò, gà. Dù có nhiều công dụng, bạn vẫn nên thận trọng khi dùng lá Lồm và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, vì nhiều bài thuốc từ lá này vẫn chưa được kiểm chứng khoa học rõ ràng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào