Khám phá công dụng trị bệnh hiệu quả nhờ lá lốt
Những lợi ích tuyệt vời của dưa hấu đối với sức khỏe / Tác dụng không ngờ của quả dứa đối với sức khỏe
Lá lốt có rất nhiều công dụng
Lá lốt không chỉ là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, đảm bảo cho Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Sức khỏe gia đình được đảm bảo nhờ lá lốtBên cạnh đó, theo y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe.
Lá lốt giúp chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Khi bị đau nhức xương khớp, chỉ cần lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi). Sau đó, sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.
Tác dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khỏe gia đìnhNgoài ra còn có thể lấy lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày và uống liên tục trong 7 ngày. Người dùng sẽ thấy công hiệu giảm đau của lá lốt.
Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân nhờ lá lốt
Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy chứng mồ hôi ra nhiều ở tay và chân giảm.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
Bệnh tổ đỉa ở bàn tay sẽ được cải thiện đáng kể nhờ lá lốt. Chỉ với 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày, sau đó lấy bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng
Để chữa các loại mụn nhọt này cần 15g lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần và đắp trong 3 ngày. Cách làm này rất hiệu quả, giúp liền miệng các chỗ có mụn nhọt vỡ mủ kéo dài nhiều ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo