Khám phá điểm check-in đẹp không ngờ trên cao nguyên Luốc Đắc, Cao Bằng
Lý do bạn kiêng khem mãi mà vẫn tăng cân / Cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài?
Cao nguyên Luốc Đắc thuộc địa phận hai huyện Quảng Hoà và Hạ Lang (tỉnh Cao Bằng), cách thành phố Cao Bằng 70km về phía Đông. Luốc Đắc cũng là tên ngọn đồi cao nhất trong quần thể cao nguyên cỏ nằm trên địa phận 3 xã Bế Văn Đàn (huyện Quảng Hoà), Cô Ngân và Vinh Quý (huyện Hạ Lang).
Cao nguyên Luốc Đắc chưa phát triển du lịch đại trà nên còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Đây là một cung trekking (đi bộ đường dài) mới, phù hợp với những du khách sức khỏe tốt, đam mê khám phá sự hùng vĩ của tự nhiên. Để chinh phục Luốc Đắc, du khách mất khoảng2hdi chuyểntừ thành phố Cao Bằngđến chợ Bản Co (thôn Bắc Vọng, xã Bế Văn Đàn, Quảng Hoà). Tại đây du kháchhỏi đường đi “pò Luốc Đắc” sẽ nhận được sự hướng dẫn tận tình bởi người dân bản địa.
Để chinh phục đỉnhLuốc Đắc, du khách phải chuẩn bị sức khỏe tốt, trang phục phù hợp như giày chuyên dụng, quần áogọn nhẹ, một số phụ kiện chống nắng, chống côn trùng...cùng nước uống, thực phẩm nếu cần. Hành trình sẽ phải vượt qua khoảng 1 kmđường mòn men theo khe suối, lên rừng, băng đồi và đi qua một vài thung lũng. Trên quãng đường này có nhiều điểm dừng chân, check-in tuyệt đẹp, du khách vừa nghỉ ngơi ngắm nhìn cảnh núi rừng, đồi cỏ bao la, hùng vĩ.
Với độ cao trung bình trên 600m so với mực nước biển, khu vực đồng cỏ trên cao nguyên này thích hợp cho việc chăn thảbò, ngựa. Trước đây, bà con có làm nương rẫy ở chân đồi nhưng giờ chỉ còn hoạt động chăn thả gia súc. Dọc đường đi có nhiều loài hoa dại như hoa sim, hoa mua, mâm xôi… đua nhau khoe sắc. Nhữngrừng cây mang đếnbầu không khí trong lành, tinh khiết cùng tiếng chim hót líu lo như chào đón du khách thập phương.
Từ lưng đồi Luốc Đắc, du khách cần thêm khoảng 30 phút để leo tới đỉnh. Khu vực này độ dốc khá lớn nên việc chinh phục đỉnh Luốc Đắc mất khá nhiều thời gian, công sức và cả sự mạo hiểm. Tuy nhiên leo tới đỉnh là một trải nghiệm không thể nào quên với bất cứ du khách nào, với một bức tranh tuyệt đẹp hài hòa giữa mây trời và cảnh sắc thiên nhiên đang chờ những ai dũng cảm chinh phục.
Đến Luốc Đắc trong một ngày tháng 5, Hồng Son và nhóm bạn mất khoảng 1 giờ để chinh phục đỉnh núi.Thời tiết khô ráo, thuận lợi để trekkingnhưng trời nắng khiến mọi người nhanh mệt hơn. "Vượt qua cánh rừng già, nhìn thấy đồi cỏ xanh mướt trước mặt thì mọi mệt mỏi tan biến. Đã đến Luốc Đắc thì ai cũngmuốn chinh phục đỉnh núi, để ngắm trời mây hùng vĩ và toàn cảnh thung lũng, bản làng phía dưới... Có thể nói đây là cao nguyên cỏ đẹp nhất, rộng nhất ở Cao Bằng" - nữ du khách này cho biết.
Từ đỉnh Luốc Đắc, du khách có tầm nhìn toàn cảnh xuống những đồng ruộng và bản làng dân tộc phía dưới. Xa xa dưới thung lũng Bắc Vọng, Cô Ngân và Vinh Quý, những nếp nhà người Tày, người Nùng hiện ra giữa thiên nhiên hùng vĩ. Lặng nghe hơi thở của núi đồi, bạn sẽ có được cảm giác yên bình, thư thái và quên hết những phiền muộn hàng ngày.
Cao nguyên Luốc Đắc đẹp nhất vào mùa xuân, mùa hè khi những thảm cỏ non xanh trải dài bất tận, bao phủ toàn bộ những quả đồi. Vào mùa thu, những thảm cỏ bắt đầu ngả sang màu vàng cũng tạo nên khung cảnh vô cùng độc đáo. Với không gian khoáng đạt, cao nguyên Luốc Đắc thích hợp với hoạt động du lịch dã ngoại, trekking hoặc cắm trại. Tuy nhiên, một chuyếntrekking chỉ phù hợp với du khách đã có kinh nghiệm trong loại hình này, cần đi theo nhóm và chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt, du khách đến đây cần giữ gìn vệ sinh, không xả rác để bảo vệ cảnh quan./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Một loại thực phẩm ‘rẻ hều’ không ai ăn ở Việt Nam nhưng lại là ‘vàng xanh’ của người Nhật