Đời sống

Khám ung thư ngay nếu trong hoặc sau bữa ăn cơ thể có những dấu hiệu này

Nếu những triệu chứng này xuất hiện liên tục trong hoặc sau bữa ăn, đặc biệt là sau bữa tối thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để khám vì có thể bạn đang mắc những bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí là ung thư.

Uống nhiều sữa đậu nành có dẫn đến bị ung thư vú không: Đây là phân tích từ chuyên gia / Top 6 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả

Đau bụng dữ dội

Đau bụng dữ dội sau khi ăn thức ăn có dầu mỡ, ăn quá no hoặc uống rượu, có thể kèm theo buồn nôn và nôn, sau đó là có thể có sốt hoặc sốt nhẹ, vàng da (lòng trắng mắt chuyển sáng màu vàng, nước tiểu sẫm màu).
Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Hãy cảnh giác với triệu chứng của sỏi túi mật, bệnh tái phát cấp tính, viêm tụy cấp, thủng đường tiêu hóa, giãn dạ dày cấp tính…
Bị nấc

Một số người thường bị nấc, không chỉ sau khi ăn, mà xuất hiện cả trước khi ăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra nấc, chủ yếu là do khó tiêu.
Viêm dạ dày mãn tính, viêm thực quản trào ngược cũng có thể dẫn đến tình trạng nấc thường xuyên. Người già bị huyết áp cao thường xuyên bị nấc, và không thể dừng lại, có thể là tiền thân của đột quỵ não.
Ngoài ra, nếu bạn đột nhiên bị nấc không ngừng, kèm theo các triệu chứng như sụt cân và chán ăn, thì hết sức chú ý.
Kham ung thu ngay neu trong hoac sau bua an co the co nhung dau hieu nay-Hinh-2
Sau khi ăn đau bụng trên hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, tích tụ thức ăn. Những triệu chứng này kéo dài nhiều năm và thường bộc phát vào mùa thu, cảm giác đau nhức có thể theo nhịp, quy luật ví dụ như bị lạnh, tức giận. Đây có thể là chứng loét dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Đầy hơi

Khi khả năng tiêu hóa của lá lách và dạ dày bị suy yếu, khả năng vận động của dạ dày kém, thức ăn tích tụ trong dạ dày, thường xuyên xuất hiện đầy hơi. Lúc này, khuyên bạn không nên ăn thức ăn khó tiêu hóa, nên bỏ thói quen ăn quá nhanh.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên xem xét liệu có viêm dạ dày mãn tính, bệnh dạ dày hay không.
Không thoải mái ở bụng trên

Sau khi ăn, bụng trên có cảm giác không thoải mái, có đôi chút khó chịu nhẹ, hoặc vừa ăn đã có cảm giác no (no sớm), hoặc bạn cảm thấy no ở bụng trên, nghẹt thở, buồn nôn, kém ăn, và giảm cân.
Hãy cảnh giác bị viêm dạ dày mãn tính, sa dạ dày, loét dạ dày, viêm gan mạn tính, viêm túi mật mạn tính, khó tiêu, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy…
Thèm ăn

Ăn rất ngon miệng, càng ăn càng muốn ăn thêm, sau khi ăn thường cảm thấy khô miệng, bình thường uống rất nhiều nước, đi tiểu nhiều, nhưng cân nặng không ngừng giảm, đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Kham ung thu ngay neu trong hoac sau bua an co the co nhung dau hieu nay-Hinh-3
Sau khi ăn, bụng trên có cảm giác không thoải mái, có đôi chút khó chịu nhẹ, hoặc vừa ăn đã có cảm giác no (no sớm), hoặc bạn cảm thấy no ở bụng trên, nghẹt thở, buồn nôn, kém ăn, và giảm cân. Hãy cảnh giác bị viêm dạ dày mãn tính, sa dạ dày, loét dạ dày, viêm gan mạn tính, viêm túi mật mạn tính, khó tiêu, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy… Ảnh minh họa: Internet

Nghẹn

Trong khi ăn có cảm giác bị nghẹn, ngừng lại và đau ở xương ức; lúc thì nặng lúc thì nhẹ. Điều này thường cho biết người mắc bệnh có thể bị viêm thực quản hoặc ung thư thực quản thời kỳ đầu.
Ợ khí, tim nóng như lửa đốt

Sau khi ăn xuất hiện chứng thiếu axit, tim nóng như lửa đốt, ợ khí, đau xương ức sau (nằm ngửa hoặc cơ thể cúi nghiêng về phía trước hoặc khi ép bụng thì lại càng rõ rệt), lúc này cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Buồn nôn

Sau khi ăn đau bụng trên hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, tích tụ thức ăn. Những triệu chứng này kéo dài nhiều năm và thường bộc phát vào mùa thu, cảm giác đau nhức có thể theo nhịp, quy luật ví dụ như bị lạnh, tức giận. Đây có thể là chứng loét dạ dày.
Sau khi ăn khoảng 2 tiếng thường đau dạ dày, hoặc giữa đêm tỉnh dậy vì đau, thường có hiện tượng phản ngược axit. Điều này báo hiệu bạn bị viêm hoặc loét tá tràng.
Kham ung thu ngay neu trong hoac sau bua an co the co nhung dau hieu nay-Hinh-4
Theo thống kê, hơn 70% bệnh nhân đột quỵ sẽ thường xuyên ngáp từ 5-7 ngày liên tục trước khi bệnh khởi phát, đặc biệt là ở người cao tuổi. Do đó, nếu sau khi ăn mà cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp liên tục thì rất có thể người này đang mắc phải bệnh đột quỵ. Ảnh minh họa: Internet

Ăn xong đi ngoài ngay

Sau bữa ăn lập tức đau bụng đi ngoài, ăn một bữa đau một bữa, vừa mới bị lạnh hoặc ăn uống không thích hợp thì sẽ phát tác, có lúc đau bụng đi ngoài có lúc táo bón, đi ngoài thì phân ở dạng lỏng, táo bón thì phân vón cục, có lúc chướng bụng buồn đi ngoài nhưng khi vào nhà vệ sinh thì không đi được, dấu hiệu này chứng tỏ bạn có thể mắc bệnh viêm đường ruột dị ứng mãn tính.
Khó tiêu: Dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản, cổ họng và dạ dày

Khó tiêu hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, là cảm giác khó chịu hoặc đau ở phần trên của đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản hoặc tá tràng). Biểu hiện của chứng khó tiêu bao gồm đầy hơi, bị nấc, buồn nôn và ói mửa, ợ nóng, xuất hiện vị chua trong miệng, có cảm giác bỏng rát ở dạ dày, dễ cảm thấy no sau khi ăn một bữa bình thường.
Nếu tình trạng trên xảy ra sau ăn là do ăn uống chẳng hạn như ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, ăn quá no,... thì không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tình trạng này sẽ giảm bớt khi người bệnh tự điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc trung hòa axit.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Ung thư Anderson thuộc Đại học Texas (Mỹ), chứng khó tiêu nếu kéo dài trên 2 tuần, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức thì rất có thể đây là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh ung thư thực quản, vòm họng hoặc dạ dày. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao hơn khi bạn thường xuyên bị khó tiêu có kèm theo nôn mửa và đã trên 55 tuổi.
Mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn

Nhiều người thường nói rằng: “Căng cơ bụng, chùng cơ mắt” nên buồn ngủ sau ăn là điều rất bình thường. Lý giải về điều này, các nghiên cứu cho biết, khi thức ăn đi vào dạ dày, máu sẽ dồn nhiều hơn về phía dạ dày, từ đó làm giảm lượng máu lên não, gây ra tình trạng thiếu oxy trong não, dẫn tới hiện tượng mệt mỏi và buồn ngủ. Ngoài ra, đường huyết trong máu tăng cao sau bữa ăn dẫn tới sự suy giảm chất orexin - chất dẫn truyền thần kinh, kiểm soát sự tỉnh táo lẫn cảm giác thèm ăn – cũng là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ sau ăn.
Đột quỵ: Theo thống kê, hơn 70% bệnh nhân đột quỵ sẽ thường xuyên ngáp từ 5-7 ngày liên tục trước khi bệnh khởi phát, đặc biệt là ở người cao tuổi. Do đó, nếu sau khi ăn mà cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp liên tục thì rất có thể người này đang mắc phải bệnh đột quỵ.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm