Đời sống

Khi con bạn là một đứa trẻ nhút nhát

Không ít trẻ nhỏ có xu hướng nhút nhát, ngại ngùng và cần phải được cha mẹ quan tâm, thấu hiểu nhiều hơn để có thể giúp trẻ vượt qua chính mình.

Cặp đôi đi SH chở theo trẻ nhỏ bất ngờ giật phăng đồ chơi của em bé khác đang dừng đèn đỏ với mẹ / Dâu trẻ ấm ức kể mâm cơm tươm tất bị mẹ chồng nhắc nhở, chị em lập tức chỉ ra lỗi, sai nhất vẫn là nồi cơm

Khi con bạn là một đứa trẻ nhút nhát - 1

Tìm hiểu nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tính nhút nhát của trẻ như rắc rối trong gia đình hoặc lạc lõng giữa bạn bè. Vì vậy, cha mẹ nên trao đổi với giáo viên để xem biểu hiện của con trẻ khi ở trường cũng như kiểm tra lại chính tình hình trong gia đình. Hãy cố gắng tìm hiểu để giúp trẻ sớm đối mặt với những nỗi đau buồn thầm kín.

Đồng cảm

Hãy đồng cảm với con, thay vì thương hại con. Hãy cho con thấy suy nghĩ của cha mẹ, cho con biết trong mắt cha mẹ con là một đứa trẻ tốt đến nhường nào. Dĩ nhiên, cha mẹ cũng nên khuyến khích con tự tin vào những gì con đã làm được và tuyệt đối không nên thể hiện thái độ đánh giá con cái.

Khai thác thế mạnh

Nhiều trẻ em ngại ngùng, xấu hổ vì thiếu động lực và tự tin. Do đó, hãy khơi ngợi tiềm năng của con và chỉ ra những điểm mạnh, những phẩm chất mà con có. Hãy dạy con cách tin tưởng và tự tạo nên cá tính cho riêng mình. Hát, nhảy, vẽ, bơi, chạy… có rất nhiều hoạt động bổ ích mà cha mẹ có thể truyền cảm hứng cho con cái theo đuổi.

Khuyến khích tương tác

Hãy khuyến khích con giao tiếp, trò chuyện với bạn bè cùng trang lứa. Bạn có thể thử mời vài bạn học trong lớp mẫu giáo hoặc anh em họ cùng tuổi đến nhà chơi với con. Dĩ nhiên, cần phải tạo ra những môi trường mà con cái cảm thấy thoải mái và trong tầm kiểm soát.

Đừng “chụp mũ” con

Nhiều phụ huynh có thói quen “chụp mũ” con cái khi nhận xét con nóng tính, hay ngượng, kén ăn, ngỗ nghịch… Đặc biệt, đối với việc “chụp mũ” rằng con ngại ngùng, nhút nhát, bạn nhiều khả năng sẽ khiến con mất tự tin và càng khép mình hơn trước.

Trước khi vội vàng nhận định về con, cha mẹ nên tìm kiếm những tình huống mà con đã có thể tự mình giải quyết. Sau đó, hãy phân tích tình huống để con biết được cha mẹ tự hào về con như thế nào. Dần dần, sự tự tin của con sẽ được gieo mầm và nảy nở, xua tan những nỗi ngại ngùng, bẽn lẽn.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm