Đời sống

Khó khăn xin việc cho em chồng, chưa đầy một tháng mà tôi đã muối mặt xin sếp sa thải em ấy trước khi tình hình quá tệ

Tôi không biết em chồng đang nghĩ gì mà lại có những hành động, phát ngôn như thế?

Tên đệm phổ biến nhất Việt Nam: 100% người Việt đều đã nghe qua nhưng ít ai hiểu ý nghĩa phía sau / Vòi nước inox, bồn rửa bị oxy hóa: Không cần hóa chất, áp dụng cách này vừa nhanh, đơn giản lại hiệu quả

Tú, em gái chồng tôi đã tốt nghiệp đại học được 2 năm nhưng chưa tìm được việc làm. Dù bố mẹ chồng có lo lắng thế nào, Tú vẫn cứ điềm nhiên như không có chuyện gì. Cũng có lần Tú nộp hồ sơ phỏng vấn ở 2 công ty nhưng sau đó không được tuyển dụng, em ấy cũng nói chỉ nộp cho vui thôi chứ không thích làm trái ngành nghề, càng không thích nhìn sắc mặt người khác để làm việc. Bản tính của em chồng rất ngông nghênh, bất cần đời vì từ nhỏ đã nhận được sự yêu thương vô điều kiện từ bố mẹ. Tú cũng hay có những câu nói dựa dẫm như: "Chuyện gì cũng có bố mẹ lo, em chẳng cần phải lo gì nữa", "Thất nghiệp thì bố mẹ nuôi, em là con cưng mà, lo gì chuyện đói khát"... Dường như suy nghĩ "bố mẹ nuôi" đã ăn sâu vào máu thịt nên Tú không thèm đi làm nữa, cứ mặc kệ bố mẹ khổ sở.

Khó khăn xin việc cho em chồng, chưa đầy một tháng mà tôi đã muối mặt xin sếp sa thải em ấy trước khi tình hình quá tệ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Chồng tôi thấy em gái dựa dẫm thì bực mình lắm. Mỗi lần về nhà chơi, anh ấy lại gắt gỏng mắng em gái, bảo em phải kiếm việc làm, tự lo cho bản thân rồi còn lo cho bố mẹ nữa. Chẳng lẽ cứ ăn bám bố mẹ mãi sao? Bị anh trai mắng quá, Tú mới nhờ tôi xin việc giúp.

Tôi làm bên nhân sự của một nhà hàng lớn trong thành phố, thấy em chồng cũng thành tâm muốn đi làm nên đã xin sếp cho em ấy làm quản lí một khu nhà hàng ngoài trời. Vì có bằng cấp và sự nhờ vả của tôi nên Tú được tuyển dụng làm quản lí với mức lương ban đầu là hơn 13 triệu đồng. Dĩ nhiên, một cô gái trẻ nhờ cậy sự giúp đỡ của phó giám đốc nhân sự, chưa có kinh nghiệm đã vào làm quản lí nên cấp dưới không phục Tú. Họ tìm cách gây khó dễ như cãi lời, làm trái ý, cố tình không dọn dẹp khi khách đã ăn uống xong hay thậm chí không chào đón khách nhiệt tình như trước...

Tôi thấy điều này nên đã giải quyết giúp Tú bằng cách họp nhân viên phục vụ, giải thích rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi người, phần nào hạn chế tình trạng ương bướng của họ. Vậy nhưng tôi cố gắng giải quyết bao nhiêu thì Tú lại khiến mọi người khó chịu thêm bấy nhiêu. Tú lấy lý do có tôi là "người chống lưng" nên nói chuyện, sai khiến nhân viên rất hách dịch. Ai không nghe lời, Tú lại đòi trừ lương, đuổi việc. Tôi khuyên Tú nên cân nhắc khi nói chuyện, ứng xử thì em lại cho rằng tôi bênh vực người ngoài.

Vì thương bố mẹ chồng, tôi không thể đuổi việc Tú được. Cho đến khi thấy Tú chửi tục, cãi khách, đuổi khách trong khi nhân viên sai phạm thì tôi cạn lời, không thể cố chấp giữ Tú lại được nữa.

Chưa đầy một tháng năn nỉ sếp nhận em chồng vào làm việc, tôi đành phải muối mặt xin sếp sa thải em chồng. Tôi hứa sẽ tìm một người quản lí mới tốt hơn để thế chỗ Tú chứ nếu để em ấy tiếp tục làm việc, e là trước sau cũng xảy ra chuyện lớn.

 

Bị đuổi việc, Tú cay cú, tức tối mắng tôi không biết bênh vực, bảo vệ em chồng. Bố mẹ chồng cũng tỏ vẻ khó chịu khi tôi giải thích lý do. Chồng bảo tôi mặc kệ em ấy đi, muốn ra sao thì ra, đừng nhúng tay vào nữa. Sau chuyện này, tôi cũng "cạch tới già", chẳng dám giúp em chồng nữa. Mà thấy em ấy lông bông, ngày nào cũng ngủ tới trưa, chiều bỏ đi chơi tới tối mà tôi ngán ngẩm và tội bố mẹ chồng.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm