Khổ vì chồng quá “chỉn chu”
Mời em rể đến ăn bữa cơm cuối cùng trong ngôi nhà cũ, nào ngờ vợ chồng tôi mất luôn 1 suất đất / Đêm tân hôn, vì phong bì mừng cưới mà chồng tôi vứt nhẫn, tuyên bố không bao giờ tha thứ cho vợ
Mỗi lần đến cơ quan, hễ nghe mấy đồng nghiệp nữ trong phòng ca cẩm, than vãn về tính ở dơ, ở bẩn của chồng, chị Nguyên lại “ao ước giá như chồng mình cũng “thích” ở bẩn một chút”. Ban đầu nghe chị ước thế, ai cũng bảo não chị có vấn đề bởi có chồng ăn ở sạch sẽ bao giờ chả hơn.
8 năm chung sống với nhau là chừng đó thời gian chị Nguyên sợ chết khiếp cái tính sạch sẽ đến mức quá đà của chồng. Nói ra chẳng ai tin, nhưng đúng là 8 năm làm vợ, chị chưa phải giặt đồ cho chồng vì anh không tin tưởng vợ sẽ giặt quần áo sạch sẽ như ý mình. “Anh ấy thích giặt đồ của bản thân không sao cả, nhưng cái tính kỹ lưỡng của anh ấy không khác của một “bà già trái nết”. Áo quần của anh giặt phải đúng “quy trình” ngâm tẩy, cái nào phơi trong nhà, cái nào phơi ngoài nắng, loại nào được ngâm nước xả vải, loại nào không”- chị Nguyên kể.
Chưa hết, đi làm về, chồng chị lấy tay sờ khắp mặt bàn kính, cánh cửa sổ, mặt bàn ghế sopha, thấy có chút bụi mờ là anh vội vàng lấy xô, lấy nước, lấy khăn hì hục lau chùi. Anh làm những việc ấy với niềm say mê vô bờ bến. Và để giữ bàn ghế sạch sẽ không bụi mờ, anh cũng nhắc nhở vợ con liên hồi, bắt phải gọn gàng, sạch sẽ theo anh. Mấy đứa con còn nhỏ, chúng làm sao sắp xếp mọi thứ gọn gàng như anh muốn nên thường xuyên bị bố nhắc nhở, mắng mỏ. Có những món đồ chơi của con, anh xếp gọn gàng lên giá, thấy con xếp không đúng, anh lại xếp lại như ý mới thôi.
Dần dần, bọn trẻ phải từ bỏ ý định chơi món đồ đó vì không thể sắp lại vị trí cũ như bố yêu cầu. Chị cũng không tránh khỏi cảnh bị chồng chê bai suốt ngày. Ban đầu, chị nghĩ mỗi người mỗi nết, cứ chấp nhận cái tính đó của anh cho êm cửa êm nhà. Nhưng càng ngày, “bệnh sạch sẽ” của chồng càng khiến chị bực bội, mệt mỏi.
Ảnh minh họa
Điều khó chịu nhất đối với mẹ con chị là khi cả nhà ăn cơm cùng nhau. Bát đũa dù đã được chị rửa sạch sẽ, để khô ráo nhưng bữa nào anh cũng cầm riêng cái bát của anh đi rửa lại và tráng nước sôi rồi mới ngồi vào mâm ăn. Hai đứa con mỗi lần xán đến gần bố liền bị anh đẩy ra, bảo phải vào rửa tay chân sạch sẽ, thơm tho sau khi ăn uống xong mới cho lại gần.
Cuộc sống bận rộn, có đôi khi hai vợ chồng lỡ bữa, con cái ăn uống ở trường, chị rủ anh ăn tạm cơm, phở bên ngoài. Tuy nhiên, anh không bao giờ đồng ý chuyện ăn uống bên ngoài, lúc nào anh cũng nghĩ ra đủ loại vi trùng, vi khuẩn, mặc dù anh không phải là bác sĩ.
Chị nhắc nhở anh sống thoang thoáng một chút thì bị anh cho một bài giảng rằng: "Sức khỏe của con người là vốn quý, mình phải tự lo cho mình chứ đừng trông chờ ai. Bệnh tật là do không biết giữ gìn sạch sẽ trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày". Anh còn trích dẫn lời người xưa dạy rằng: "Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra", nên ăn uống, nói năng phải giữ gìn. Mỗi lần cơ quan liên hoan, bao giờ anh cũng giả vờ đau bụng không ăn được, hoặc lấy cớ nào đó rồi xin phép về sớm.
Bố mẹ đẻ hay bố mẹ chồng chị mỗi lần sang thăm con cháu đều ái ngại cái sự sạch sẽ của anh. Nguyên nhân là bởi anh nhắc nhở họ chuyện “ăn sạch, uống sạch, ở sạch” chẳng khác gì vợ con. Việc đó khiến các bậc bố mẹ già nhiều lần tự ái bỏ về giữa chừng dù chị hết mực thanh minh, xin lỗi thay chồng.
Bên cạnh “bệnh sạch sẽ”, anh là người thích quản tiền trong gia đình. Nhìn tổng thể, anh tính toán thu chi đâu ra đấy nên kinh tế gia đình chị lúc nào cũng đảm bảo. Nhiều người bảo, có người chồng biết chi tiêu như thế thì vợ nhàn, suốt đời chẳng phải lo toan. Nghe thì có vẻ đúng nhưng kỳ thực có ở trong hoàn cảnh của chị mới thấu được.
Hàng ngày, mỗi lần chị đi chợ về mua hết bao nhiêu, còn bao nhiêu đều phải “báo cáo” cho chồng. Sau đó, anh lấy sổ thu chi của gia đình ra rồi ghi chép vào đó. Hôm nào chị lạm chi là bị chồng nhắc nhở hôm sau phải cân đối lại. Rủi cho chị tuần nào phải chi nhiều đám cưới, đám hiếu thì xem như tiền chợ cũng phải bớt lại nhiều chi tiêu sau đó, vì anh kiên quyết không lấy chi phí tháng sau bù cho tháng trước.
“Có lần tôi đi công tác, anh đưa cho tôi chiếc đồng hồ đeo tay. Khi tôi đã ngồi trên ôtô, anh còn dặn với theo "giữ cẩn thận cái đồng hồ đấy nhé, mua nó gần năm trăm nghìn đồng đấy". Rủi cho tôi lần ấy lỡ làm mất chiếc đồng hồ, thế là anh cằn nhằn tôi cả tháng trời. Hay như một lần đi thăm người ốm, hai vợ chồng lại mua một cân cam. Mua xong lên xe đi được một đoạn, anh dừng lại rồi xách túi cam vào bên đường nhờ một người bán hàng khác cân lại hộ. Thấy thiếu một lạng, anh quay xe lại, đòi người bán cam phải bù cho anh... một quả làm tôi ngượng không để đâu cho hết”- chị kể.
Ảnh minh họa
8 năm nay chị cam chịu cuộc sống “người trong thì chán, người bên ngoài lại thèm”. Chị bảo, mỗi lần đi đâu với anh là chị cũng chuẩn bị sẵn tinh thần để "ngượng mặt". Người khác có thể ước ao có được người chồng không chơi bời, lúc nào cũng tiết kiệm, tính toán cho vợ con như anh. Nhưng với chị đó lại là điều bất hạnh. Anh chẳng sửa được cái tính đó dù được rất nhiều người góp ý. Bao nhiêu năm nay nhà anh chị gần như chẳng có khách khứa mấy bởi ai đến cũng thấy phiền với cái tính sạch sẽ, quá chỉn chu của anh.
Cuộc sống hôn nhân của chị cứ thế ngột ngạt, tình cảm vợ chồng cũng dần có khoảng cách. Những hôm đi làm về mệt mỏi, chị rửa tay chân qua quýt rồi đi ngủ, anh thấy thế ôm gối ra ngoài phòng khách ngủ bảo không chịu nổi bẩn do chị đã đi làm cả ngày bên ngoài. Đã có những lần chị nghĩ đến chuyện sống ly thân một thời gian để xem chồng có thay đổi được chút nào không, nhưng hai đứa con nhỏ lại khiến chị nấn ná. Dù gì thì chị cũng không muốn các con sống khổ vì cảnh bố mẹ bất hòa, gia đình một chốn đôi nơi.
Thế nhưng nếu cứ sống cảnh này suốt đời, chị e đến một ngày mọi sự nhẫn chịu của chị lâu nay sẽ như quả bóng nổ tung. Bấy giờ, hạnh phúc cũng theo đó không còn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người