Không còn một ngày vui từ khi sống cùng bố mẹ chồng
Đừng coi thường khi bị đau lưng vì bạn rất dễ mắc phải căn bệnh đáng sợ sau / Sụp mí mắt: Đừng coi thường bệnh lý nguy hiểm
Cuộc sống sau hôn nhân của tôi không còn hạnh phúc, kể từ khi chồng quyết định về quê sống với bố mẹ chồng, … (Ảnh minh họa) |
Tôi và chồng học cùng trường đại học rồi yêu nhau, ra trường chưa được bao lâu thì chúng tôi quyết định làm đám cưới. Khi ấy, chồng làm việc cho một công ty tư nhân, còn tôi làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài.
Công việc của tôi khá thuận lợi và ổn định, nhưng công việc của chồng thì không được tốt. Anh quyết định về quê sống và xin việc, bỏ qua lời khuyên và mong muốn ở lại thành phố của tôi.
Anh và gia đình chồng tự ý nộp hồ sơ, nhờ vả người quen xin cho tôi vào làm cho một cơ quan nhà nước, cách nhà chồng 4 cây số, còn anh cũng xin vào một cơ quan nhà nước khác, cách nhà khoảng 5 cây số. Xong xuôi mọi việc anh mới nói với tôi và buộc tôi về quê sống cùng gia đình chồng.
Tôi cũng phản kháng, nhưng anh cương quyết và đưa ra lựa chọn, một là đồng ý cùng anh về quê, hai là chia tay nhau. Không còn cách nào khác, tôi phải theo chồng về quê sống, ở với bố mẹ và em gái chồng.
Mọi mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh từ đó, bắt đầu từ chuyện thu nhập hai vợ chồng ở cơ quan mới quá thấp, chỉ được 3 triệu mỗi tháng, trong khi trước làm ở công ty cũ, tôi thu nhập được gần 10 triệu đồng. Ngoại ngữ của tôi khá ổn, nhưng về nơi làm việc mới, tôi chẳng được sử dụng, cảm thấy bị lãng phí và lo sợ mai một.
Tôi muốn chuyển sang một nơi làm việc khác, ít ra thì cũng doanh nghiệp nước ngoài nào đó đóng trên địa bàn, nhưng chồng và gia đình chồng phản đối, họ cho rằng đã vất vả lắm và nhờ mối quan hệ, tiền nong mới xin cho tôi vào đấy, bây giờ bỏ đi thì tiếc và ngại với người xin cho tôi vào, nên cứ muốn tôi làm ở đó.
Làm một công việc không đúng với năng lực của mình và mình không cảm thấy thích thú gì, đến cơ quan chỉ mong hết giờ, khiến tôi cảm thấy mệt mỏi và ức chế.
Đã thế, về đến nhà lại bao nhiêu là chuyện, mà chẳng chuyên gì ra chuyện gì, chỉ là những mâu thuẫn nhỏ bên cạnh mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu vốn đã phức tạp.
Hôm thì canh hơi mặn, hơi nhạt, cơm hơi cứng, rang tôm sao không giòn, rán nem bị cháy vài cái… tất cả những chuyện nhỏ đó, mẹ chồng đều nêu cao quan điểm và quy chụp cho rằng tôi thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm, chu đáo với nhà chồng. Coi thường chồng và bố mẹ chồng.
Có lần, mẹ chồng còn điện thoại cho cả mẹ đẻ để nói về chuyện tôi không biết nấu ăn và nhờ bà khuyên bảo, dạy dỗ tôi thêm khoản này.
Về quê sống, chồng như “chim sổ lồng”, anh làm mọi thứ theo ý của anh mà chẳng cần nghe lời vợ, còn tôi thì ngại nhắc nhở anh trước bố mẹ chồng, nên mọi việc cứ tự gánh vác hết.
Đi làm về, chồng không về thẳng nhà cùng vợ cơm nước, dọn dẹp như trước đây là đi chơi với bạn, đến bữa mới về nhà, có khi chẳng thèm về, điện thoại thì giọng lè nhẹ toàn rượu là rượu. Nhưng cứ tôi nói thì bố mẹ chồng lại bênh vực, kiểu như đàn ông thì phải biết uống rượu, phải ngoại giao, chứ không phải ở nhà cùng vợ làm bếp núc…
Từ khi về sống với bố mẹ chồng, tôi cảm thấy cuộc sống của mình chẳng còn ý nghĩa gì nữa, chồng thì không còn là của tôi nữa, công việc đang làm thì nhàm chán và mối quan hệ với gia đình chồng ngày càng xấu đi.
Tôi không biết, mình còn có thể chịu đựng được đến bao giờ nữa???!!! Giá như chồng và gia đình chồng có thể hiểu được nỗi lòng của tôi lúc này!!
HuyềnEnd of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?