Không muốn rước thêm bệnh vào người những đối tượng sau tuyệt đối không nên ăn tỏi
Những loại thực phẩm được mệnh danh là 'thần dược' của thận, ăn vào vừa giúp thanh lọc thận lại tốt cho sức khỏe / Món ăn dân dã, rẻ tiền mà ngon là "thần dược" cho sức khỏe cả nhà
Tỏi là một phương thuốc tự nhiên để tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên dùng tỏi giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường tới 63%. Nó cũng rất hữu ích trong điều trị nhiễm trùng tai và nhiễm khuẩn tụ cầu. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây nên hạn chế ăn tỏi để tránh gặp nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Những người có vấn đề về gan
Một trong những tác dụng hàng đầu của tỏi là khả năng kháng khuẩn, kháng virus nên có thể dùng tỏi để phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả viêm gan. Nhưng với những người đã bị viêm gan thì lại được khuyên là không nên sử dụng tỏi. Bởi trong tỏi có chứa một số chất gây kích thích dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Điều này có thể làm cho các triệu chứng của bệnh viêm gan xấu đi như buồn nôn... Hơn nữa, sử dụng quá nhiều tỏi còn có thể dẫn đến thiếu máu vì một số thành phần trong tỏi làm giảm số lượng tế bào hồng cầu và hemoglobin.
Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
Nếu chỉ sử dụng tỏi như một loại gia vị và liều lượng nhỏ thì vẫn đảm bảo an toàn cho thai phụ, phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên hai nhóm đối tượng trên tránh dùng tỏi với lượng nhiều. Tỏi có thể làm cho sữa mẹ nặng mùi.
Người đang uống thuốc chống đông máu
Tỏi có đặc tính chống đông tự nhiên và được coi là tốt nhất để điều trị các vấn đề về lưu thông. Nhưng nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên ăn tỏi khi đang dùng thuốc này vì nó có thể dẫn đến chảy máu nhiều.
Người bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, các vi khuẩn xâm nhập đường ruột gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. Nếu ăn tỏi vào gây kích ứng sẽ khiến niêm mạc đường ruột càng tổn thương, xung huyết, tắc nghẽn các chất cần tiêu hóa khiến cho người bệnh bị đau bụng và tiêu chảy nặng hơn.
Người bị bệnh thận
Người bị bệnh thận và đang uống thuốc điều trị cần kiêng tỏi vì tỏi làm mất hiệu quả của thuốc, hoặc làm xuất hiện tác dụng phụ của thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số sai lầm khi sử dụng tỏi
Nấu chín tỏi
Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi - allicin, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
Sử dụng tỏi để quá lâu
Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu. Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
Dùng viên thuốc tỏi thay vì dung tỏi tươi
Để tránh mùi tỏi, một số người đã uống viên thuốc tỏi (như viên dầu tỏi) thay thế cho dùng tỏi tự nhiên. Đây là điều thường thấy, nhưng cách dễ dàng này không thực sự hiệu quả. Như đã nói, để kích hoạt chất chữa bệnh của tỏi, bạn cần phải ăn thô, nghiền tỏi. Không có loại thuốc viên, bột hoặc dạng tỏi khô nào có thể sánh được với tiềm năng chữa bệnh của tỏi trong trạng thái tự nhiên của nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn