Đời sống

Không ngửa đầu ra phía sau, đây mới là cách xử lý khi bị chảy máu cam an toàn nhất

Xử lý sai cách khi bị chảy máu cam có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những cách sơ cứu an toàn và nhanh nhất khi gặp tình trạng này mà ai cũng cần phải biết.

15 mẹo đơn giản để có giấc ngủ ngon mỗi ngày / 2 mẹo lấy cao răng tại nhà ai cũng làm được

Cách xử lý khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho tới người lớn. Chảy máu cam (chảy máu mũi) tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng không nên xem thường. Có khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất là một lần chảy máu cam, nhưng chỉ có 6% trường hợp đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp là môi trường thích hợp để chảy máu cam xuất hiện. Khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường bắt đầu giảm, niêm mạc mũi phải tăng cường làm ấm, làm ẩm nên mạch máu dễ bị tổn thương, gây chảy máu. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng nhỏ nên không quan tâm thăm khám mà không hề biết chảy máu cam cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lí nguy hiểm khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phòng và sơ cứu khi chảy máu cam để có cách xử lý tốt nhất cho trường hợp này.

Đối với người lớn

dung-ngua-dau-ra-phia-sau-day-moi-la-cach-xu-ly-khi-bi-chay-mau-cam-an-toan-va-nhanh-nhat4-2018-04-06-16-48_0_0
Ảnh minh họa.

Khi bị chảy máu cam, bạn hơi cúi đầu về phía trước. Lấy ngón tay giữ chặt phần cánh mũi đang chảy máu. Dùng khăn giấy sạch thấm phần máu chảy ra.

Bạn có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi hoặc ngậm một viên đá để giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu.

Trong trường hợp máu không ngừng chảy sau 5-10 phút thì nên đến bệnh viện để được xử lí kịp thời.

Đối với trẻ nhỏ

dung-ngua-dau-ra-phia-sau-day-moi-la-cach-xu-ly-khi-bi-chay-mau-cam-an-toan-va-nhanh-nhat-2018-04-06-16-49_0_0

Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước để tránh gây nôn và tiêu chảy. Tuyệt đối không để trẻ nằm xuống hay ngửa đầu ra phía sau rất nguy hiểm.

 

Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt cánh mũi của trẻ để ngăn máu chảy ra. Giữ như vậy trong 10 phút để tạo cục máu đông. Nếu thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên sẽ khiến máu chảy kéo dài hơn.

Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa. Trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng gạc hoặc bông gòn cho vào mũi vì chúng không hề vô khuẩn như bạn nghĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh lạm dụng nước muối sinh lý vì nó có thể làm khô mũi và không tốt cho niêm mạc mũi.

Trên đây là cách xử lý an toàn khi bị chảy máu cam, bạn cần lưu ý để áp dụng khi cần. Ngoài ra, nếu muốn ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam do nóng trong, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, đồng thời ăn thêm nhiều rau, củ quả.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm