Không rửa bát trong 4 giờ được cho là tương đương với 'uống thuốc độc' là đúng hay sai?
Cho anh vợ mượn đất mở cửa hàng, 4 năm sau muốn lấy lại đất thì vợ bất ngờ đưa ra một thứ khiến tôi chết đứng / Chuyên gia giải đáp thịt luộc chín bên trong vẫn đỏ có chứa chất độc hại cho cơ thể hay không?
Có 2 lập luận cho rằng, không nên rửa bát sau 4 giờ vì lý do:
Thứ nhất: Bát sau khi ăn vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi thường mới và thích nghi trong khoảng từ 1-4 giờ. Quá trình sinh sản nhanh và chậm được tính sau 4 giờ.
Thứ 2: Dầu và chất béo trong thức ăn thừa còn ở bát sẽ là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn. Có thể kể đến những sinh vật dễ gây bệnh đường ruột như: Proteus và Salmonella rất dễ sinh sản trong môi trường nước ẩm.
Không rửa bát trong 4 giờ được cho là tương đương với "uống thuốc độc" là không đáng tin cậy.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những lập luận trên là chưa có cơ sở và thiếu chính xác bởi:
- Một số vi khuẩn có thể gây hại nhưng không có nghĩa là gây ngộ độc. Khi rửa bát chúng ta đã dùng nước tẩy rửa. Những chất tẩy rửa này thường có chức năng khử trùng, có thể giúp tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định, ngoài ra cơ thể con người cũng có khả năng miễn dịch tương đối tốt nên không thể dễ dàng mà bị nhiễm trùng như vậy.
- Không phải vi khuẩn nào cũng có hại. Vi khuẩn cũng được phân loại, chẳng hạn như Proteus là vô hại, mặc dù Salmonella phát triển trong quá trình ngâm bát, nhưng nó chỉ sản sinh tối ưu khi ở nhiệt độ 37 độ C hay nói cách khác, khi chúng ta sử dụng nước máy, điều này cũng có nghĩa là nước đã được xử lý sạch ở mức khá an toàn cho người dùng.
Chính vì vậy, việc không rửa bát trong 4 giờ được cho là tương đương với "uống thuốc độc" là không hoàn toàn đáng tin cậy.
Dưới đây là 4 sai lầm phố biến khi rửa bát:
1. Bát xếp chồng sau bữa ăn
Nhiều người thích xếp bát đĩa chồng lên nhau sau khi ăn. Tuy nhiên, điều này càng làm cho bát bên trong và ngoài bẩn thêm và vất vả thêm khi rửa.
Gợi ý: Sau khi ăn hãy rửa phần bát đĩa không dầu trước, sau đó mới rửa đến phần bát có dầu.
2. Khăn lau bát đĩa không sạch
Theo các chuyên gia về vệ sinh an toàn, trong khăn lau thường chứa không dưới 19 lại vi khuẩn gây bệnh như: E. coli, Staphylococcus aureus, Candida albicans và Salmonella. Các vi khuẩn ở khăn lau có thể nhiễm bẩn khi lau bát và xâm nhập vào cơ thể để gây hại.
Gợi ý: Nên phân loại khăn lau bát sạch riêng, khăn lau đồ bẩn riêng. Khăn lau nên thường xuyên được giặt sạch và phơi ở nơi khô thoáng và có ánh nắng mặt trời để khử trùng. Cách tốt nhất là đun nước sôi để khử trùng trong khoảng 10 phút sau mỗi hai tuần sử dụng.
3. Bát sau khi rửa xếp luôn vào tủ
Nhiều người thường cất luôn bát, đũa vào ống và tủ bát sau khi rửa. Điều này là hoàn toàn không tốt, bởi trong khi còn ẩm ướt, vi khuẩn vẫn sẽ sinh sản và nhanh chóng làm han, hỏng đũa.
Gợi ý: Bát, đũa sau khi rửa xong hãy đặt trên giá để ráo nước. Có thể dùng khăn khô để lau sạch nước trước khi cất vào tủ.
4. Khử trùng bát đĩa sau khi rửa
Sau khi rửa bát đĩa, hãy đặt vào tủ khử trùng để khử trùng. Nếu không có tủ khử trùng bạn có thể đun sôi một nồi nước lớn và đặt bát đĩa vào để khử sạch trong khoảng 10 phút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người