Kiên trì 5 nguyên tắc này có thể giúp bạn cải thiện gan nhiễm mỡ
Sự thật phũ phàng sau sự bơ phờ của chồng sắp cưới / Viêm họng nặng tới mấy dùng thực phẩm này khỏi ngay chẳng cần tốn tiền mua thuốc tây
Thực hư quan niệm người gầy sẽ không bị gan nhiễm mỡ?
Trong tổ chức gan của người khỏe mạnh có chứa rất ít chất béo, bao gồm các loại như Triglyceride, Phospholipid, Glycolipid và Cholesterol v.v… Trọng lượng các chất này chỉ chiếm 3% - 5% trọng lượng của gan. Nếu chất béo trong gan tích tụ quá nhiều, vượt quá 5% hoặc lượng chất béo của hơn 50% tế bào gan bị biến tính sẽ trở thành gan nhiễm mỡ.
Theo quan sát thì không ít người thường có quan niệm bệnh gan nhiễm mỡ đa số xảy ra ở người trung niên và người lớn tuổi, kèm theo là thể trạng béo phì. Vậy thực tế người gầy có tránh được nguy cơ bị gan nhiễm mỡ không? Để cải thiện gan nhiễm mỡ cần chú ý vấn đề gì trong sinh hoạt hằng ngày?
Các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor cho biết: Gan là nơi các loại chất béo hợp thành, vận chuyển, được cơ thể tận dụng và không thể tích tụ quá nhiều. Một khi tỷ lệ chuyển đổi chất béo trong gan mất cân bằng khiến cho mỡ thừa tụ lại trong các tế bào gan sẽ dẫn đến chứng gan nhiễm mỡ.
Thông thường, gan nhiễm mỡ do 3 nguyên nhân chủ yếu chính là chứng béo phì, bia rượu và tiểu đường. Trong đó, nói người béo phì dễ bị gan nhiễm mỡ thực chất là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, hiệu quả tiêu hóa và hấp thu của cơ thể suy yếu gây ra. Mặc dù vậy, nếu người gầy cũng do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý thì gan nhiễm mỡ vẫn “ghé thăm”.
Cải thiện gan nhiễm mỡ nên bắt đầu từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày
Bảo đảm bữa ăn sáng giàu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống luôn có liên quan mật thiết đến chứng gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, trong quá trình hỗ trợ điều trị, các bữa ăn chính khoa học sẽ góp phần không nhỏ để cải thiện gan nhiễm mỡ, đồng thời cũng là biện pháp phòng ngừa rất tốt cho mọi người. Đặc biệt bữa ăn sáng luôn được khuyến cáo là bữa ăn đóng vai trong quan trọng cho cả một ngày hoạt động.
Bất kể bạn bận rộn như thế nào, hãy dành thời gian thích hợp để “chăm chút” cho bữa sáng giàu dinh dưỡng và cũng phải cân bằng dưỡng chất cho phù hợp với trạng thái sức khỏe cũng như nhu cầu năng lượng mỗi người.
Trong đó, các chất không thể thiếu bao gồm gluxit, chất xơ thực vật và protein. Đây là những dưỡng chất cần thiết để đáp ứng lượng tiêu hao dinh dưỡng trong nửa ngày của cơ thể, đồng thời cũng có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thu ở bữa trưa và tối. Ngoài ra, bữa sáng nên hạn chế tối đa các loại thức uống ngọt, nhiều đường.
Tăng cường các món rau luộc hoặc salad
Người bệnh nên cố gắng lựa chọn các thực phẩm giàu protein có lợi như thịt nạc, cá và các sản phẩm từ đậu. Bên cạnh đó, rau lá xanh và trái cây cũng rất cần thiết để cân bằng dinh dưỡng và cải thiện tình trạng tích tụ mỡ trong gan. Đặc biệt các loại rau nên luộc hoặc chế biến thành salad là lý tưởng nhất.
Đồng thời, người bị gan nhiễm mỡ cần tránh hấp thu chất béo từ động vật để không làm bệnh trạng nghiêm trọng hơn và khó điều trị. Khoảng thời gian giữa các bữa ăn chính có thể uống thêm một ly sữa chua hoặc ăn thêm trái cây, hạt vỏ cứng như món ăn vặt bổ sung năng lượng đã hao hụt.
Nên sắp xếp các buổi tiệc tùng, gặp gỡ vào buổi trưa
Hành động này giúp bạn có thời gian chế biến bữa ăn sáng tốt hơn và giúp cơ thể có đủ thời gian để trao đổi chất béo trước khi tiếp tục hấp thu nhiều dưỡng chất khác từ các bữa tiệc hay gặp gỡ bạn bè, đối tác vào lúc trưa. Nếu nhất thiết phải dùng bia rượu thì sau khi tan tiệc nên có vận động thể chất hợp lý như tản bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để thúc đẩy tiêu hóa, thải độc cơ thể.
Nên tránh thức đêm
Ngủ nghỉ hợp lý và đặc biệt không thức khuya chính là một trong những liệu pháp cải thiện gan nhiễm mỡ. Thức ăn trong dạ dày cần ít nhất 3 tiếng đồng hồ để tiêu hóa và bài tiết. Khi bạn thức đêm sẽ có cảm giác đói, nếu lựa chọn ăn uống những thực phẩm không có lợi sẽ càng tăng tình trạng mỡ tích tụ trong gan.
Nếu trước khi ngủ cảm thấy đói thì chỉ nên ăn uống thanh đạm, nhưng tốt nhất là không ăn trước khi ngủ 3 tiếng để giảm gánh nặng cho cơ thể trong giấc ngủ. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh nên ngủ trước 22 giờ là tốt nhất.
Cần chú ý giấc ngủ
Thói quen thức khuya và ngủ nghỉ không đúng giờ giấc sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất của chất béo, khiến cho tình trạng gan nhiễm mỡ có thể nghiêm trọng hơn và dễ tái phát dù đã điều trị khỏi. Do đó, tập thói quen ngủ trước 22 giờ tối và thức dậy lúc 7 giờ sáng hôm sau sẽ có lợi cho người bệnh tăng sức đề kháng, tạo đồng hồ sinh học tốt cho cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Vì sao khách sạn luôn luôn có 4 gối? Chuyên gia 'vạch trần' sai lầm tai hại khi sử dụng
Phát ngại vì mẹ chồng đi ăn cỗ nhà hàng mà gói phần vào túi nilon, ngày tiễn bà về quê, nhìn chiếc làn rách mà tôi bật khóc