Đời sống

Kỳ quái tập tục mở mộ 'trộm đồ' vô giá trị, bỏ lại toàn vàng bạc

Các nhà nghiên cứu phát hiện người cổ đại sống ở khắp châu Âu khoảng 1.400 năm trước có thói quen mở các ngôi mộ và lấy đi các đồ vật trong đó nhưng không rõ lý do.

Người cũ khuyên Barca chiêu mộ Ramos / Khai quật mộ cổ, phát hiện “lương thực xuyên không” suốt 2.000 năm

Trong bài bào xuất bản trên tạp chíAntiquity, nhóm nhà nghiên cứu cho biết việc mở mộ và lấy đi đồ vật trong đó được ghi nhận tại các nghĩa trang từ Transylvania (Romania) cho tới miền nam nước Anh, khoảng thời gian từ thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ tám SCN.

Tuy nhiên, hành vi này không phải là trộm mộ.

Kỳ quái tập tục mở mộ 'trộm đồ' vô giá trị, bỏ lại toàn vàng bạc - 1

Tập tục này phổ biến ở châu Âu cách đây 1.400 năm. (Ảnh: LC)

"Họ lựa chọn cẩn thận các đồ lấy đi, đặc biệt là trâm cài của phụ nữ và kiếm của nam giới. Nhưng họ cũng để lại rất nhiều đồ vật giá trị, thậm chí là cả đồ kim loại quý, bao gồm cả mặt dây chuyển bằng vàng hoặc bạc",tác giả chính của nghiên cứu Alison Klevnäs, một nhà nghiên cứu. tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) cho biết.

Klevnäs và các đồng nghiệp phát hiện nhiều đồ vật được lấy đi trong tình trạng khá tồi tàn. Hầu hết thanh kiếm không còn giá trị giá trị sử dụng và giá trị kinh tế.

"Các nghiên cứu cho thấy các ngôi mộ thường được mở ra trong khoảng 1 thế hệ, đôi khi ít hơn. Khung thời gian phổ biến nhất là sau khi mô mềm phân hủy nhưng trước khi các quan tài gỗ bị gãy đổ", nhóm nghiên cứu cho hay.

Nguyên nhân của hành vi lấy đồ trong mộ vẫn là bí ẩn, nhưng các nhà khảo cổ tin rằng động cơ có thể thay đổi theo địa điểm. Ngoài ra, kiếm và trâm thường mang ý nghĩa biểu tượng.

"Chúng được tặng làm quà và được lưu truyền vật gia truyền. Chúng là vật dùng để liên kết mọi người qua nhiều thế hệ. Chúng mang theo những câu chuyện và kỳ ức. Có khả năng chúng được lấy đi vì những lý do này",ông Klevnäs nói.

 

Tuy nhiên tập tục này không kéo dài.Chúng lan rộng ra khắp Tây Âu từ cuối thế kỷ thứ sáu và đạt đến đỉnh điểm vào thế kỷ thứ bảy. Tới cuối thế kỷ thứ 7 nó ít phổ biến rồi biến mất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm