Kỹ thuật trồng cây bơ cho giá trị dinh dưỡng cao
Hướng dẫn cách trồng cây tỏi tây siêu đơn giản ngay tại nhà / Ngôi làng ở Ấn Độ trồng cây xanh chào đón bé gái ra đời
So với các loại cây ăn quả khác, bơ có khá dễ, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài đem lại giá trị về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.
Kỹ thuật trồng cây bơCây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất đạt yêu cầu từ 5 – 6 trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất quá dốc, người trồng cần thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn đất.
Bơ là loài thực vật có kỹ thuật trồng cây khá đơn giảnCây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả nên người dân phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả đảm bảo. Nếu làm được điều này thì sản phẩm của bà con sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và phù hợp một số tiêu chuẩn xuất khẩu.
Mật độ, cách trồng
Trong điều kiện trồng thuần bơ, người trồng nên thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m giữa các cây, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m. Đối với vườn trồng mới cà phê, người nông dân nên hạn chế trồng xen bơ ở khoảng trống.
Hố đào cần có kích thước 60 x 60 x 60cm, lượng phân bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình và cần được rải 0,3 -0,5kg vôi. Bà con nông dân nên dùng dao rạch vòng tròn, bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần được che nắng, cắm cọc.
Phân bón
Việc áp dụng đúng các kỹ thuật trồng cây sẽ giúp người trồng tránh nhiều dịch bệnh cho cây
Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi bắt đầu cho quả, cây có nhu cầu phân Kali cao hơn và lượng bón nên được ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan. Người chăm cây cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, bổ sung phân qua lá như: phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic; dùng Grow More trước và sau bón lần 4.
Tỉa cành tạo tán
Người nông dân cần tiến hành tỉa lá từ 2 -3 lần/năm hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Ngoài ra, bà con nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Khi cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý sẽ khiến cây ra lệch mùa so với đặc tính giống.
Tưới và tủ gốc
Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng người trồng nên tưới nhiều lần. Bà con có thể tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp ủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô. Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm cây bị đứt rễ non, không phát triển hoặc chết.
Phòng trừ sâu, bệnh
Ở cây bơ nên được quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV). Người trồng cây nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ trong vườn.
Bệnh thối rễ, nứt thân do nấm Phytophthrora cinamoni. Cây bị bệnh thường có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Người nông dân cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rễ, phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.
Cây bơ được trồng rộng rãi ở nhiều nơi nhờ lợi nhuận kinh tế
Bệnh khô cành do nấm Colletotrichum cloeosporiodes, làm cành khô chết, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái). Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.
Bệnh trên quả già : Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rõ vào thời điểm sắp thu hoạch. Chúng có những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán.
Sâu hại phổ biến
Côn trùng hại rễ gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy yếu và dễ chết.
Bọ xít: Gồm 2-3 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non, tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, với mật số cao sẽ làm rụng nhiều quả. Đây cũng là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rất rõ năng suất và chất lượng quả.
Mọt đục thân cành: Xuất hiện khá phổ biến trên các vườn bơ, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lỗ đục (có thể là nấm) xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và làm cành dễ gãy.
Thu hái và vận chuyển theo tiêu chuẩn
Quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao
Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lượng, 1 vụ bơ người trồng nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả. Quả chín có thể xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong: bắt đầu có một vài quả già rụng, vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn, âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng).
Tác dụng của quả bơ
Bơ là một trong những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao nhất, giàu năng lượng (trung bình 245 calo/100g thịt trái), hàm lượng chất béo cao (26,4g/100g), chứa nhiều vitamin A (0,17mg), vitamin B, vitamin E và nhiều chất bổ dưỡng khác có lợi cho sức khỏe con người. Vitamin E trong bơ có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của tế bào, giúp làn da tươi sáng và căng hơn. Dầu trái bơ còn được dùng làm xà phòng hảo hạn hay các loại mỹ phẩm cao cấp.
Bơ có thể ăn tươi, dùng làm kem, bánh sandwiches hay dùng làm các món ăn nhanh,… Trước đây ở Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam, trái bơ ít được ưa thích nhưng ở các nước Âu, Mỹ đây là loại trái cây rất được ưa chuộng do giá trị dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon của nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Khoản tiền 5 triệu không cánh mà bay, mẹ chồng gào thét tìm kẻ trộm, nhưng sự thật phơi bày khiến cả nhà sững sờ
Chị dâu lỡ tay tắt công tắc, mẹ chồng nổi trận lôi đình: Câu chuyện gia đình hé lộ sự thật cay đắng
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.