Đời sống

Kỹ thuật trồng cây sả đuổi muỗi tiện dụng cho mọi nhà

Cây sả là một loại cây quen thuộc đối với các gia đình Việt Nam nhưng ít ai biết đến tác dụng đuổi muỗi công hiệu của nó; do đó, chỉ vài bụi sả trong chậu hoặc được trồng gần nhà với kỹ thuật trồng cây không hề khó sẽ mang lại nhiều công hiệu hữu ích cho gia đình.

Kỹ thuật trồng cây Sâm Bố Chính - dược liệu cực tốt cho mọi nhà / Trồng cây phong thủy hợp mệnh để tài lộc đến ầm ầm với 12 con giáp

Sơ lược về cây sả

Sả thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae), tên khoa học là Cymbopogon nardus Rendl. Loài thực vật này thuộc cây cỏ lớn, có thể cao 1 - 2 mét, lá cây hình dải, mép sắc, bẹ lá dài, hoa mầu tím hoặc nâu hồng, và có kỹ thuật trồng cây đơn giản.

Cây sả thường được dùng tươi, thân rễ có thể phơi khô. Tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là nguyên liệu được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Sả cho một loại tinh dầu chứa nhiều thành phần khác nhau. Do đó, người dân thường chọn trồng những giống sả đáp ứng mục đích sử dụng của tinh dầu.

Cây sả có rất nhiều công dụng hữu ích mà kỹ thuật trồng cây lại không hề khó

Cây sả có rất nhiều công dụng hữu ích mà kỹ thuật trồng cây lại không hề khó

Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu ở lớp đất 20 - 25 cm, chồi mọc từ nách lá tạo thành dảnh sả. Nhiều dảnh sả tạo thành bụi. Sả có khả năng chịu hạn.

Trong vườn chỗ có bụi sả, rắn thường phải tránh xa, từ xưa con người cho rằng sả có mùi thơm mà rắn rất kỵ. Do đó, ở nông thôn, mọi người thường trồng sả xung quanh nhà để ngăn không cho rắn, rết bò vào nhà. Bên cạnh đó, mùi hương của sả tươi hoặc tinh dầu đều có tác dụng đuổi muỗi.

Kỹ thuật trồng cây

Cây sả mọc thành bụi với bộ rễ chùm khỏe mạnh thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và có khả năng chịu hạn rất tốt. Vì thế người trồng nên chọn giống bằng cách chiết lấy nhánh cây con bên ngoài bụi sả có đủ gốc và rễ, sau đó cắt bỏ lá già rễ già chỉ chừa lại khúc gốc rễ dài khoảng 20 cm ( hom giống).

Lấy đất trồng cây bao gồm hỗn hợp tro trấu xơ dừa phân trùn cho vào 2/3 chậu nhựa DS có kích thước chậu 35-40 cm để dự phòng cây sả đẻ nhiều nhánh. Mỗi chậu đất cho gim từ 3-4 hom giống sả sâu 5-6 cm hơi nghiêng về một phía 60 độ và gốc cách gốc là 8 cm, dùng ngón tay nén chặt đất xung quanh gốc sả để cố định không cho lay gốc, sau đó tưới nước đẩm ngày 2 lần bằng vòi phun nhẹ. Nhớ đặt chậu sả mới trồng nơi mát ít ánh nắng gắt.

Nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng sả, người trồng sẽ có một chậu sả đuổi muỗi rất công hiệu

Nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng cây sả, người trồng sẽ có một chậu sả đuổi muỗi rất công hiệu

Nếu tưới đủ độ ẩm thì sau 2 tuần gốc sả sẽ ra rễ mới, lá non bắt đầu ra nhiều, lúc này có thể di chuyển chậu sả ra ngoài nơi có ánh sáng đầy đủ, tưới nước đẫm vào buổi sáng.

 

Sau một tháng có thể bón thêm phân urê hay NPK 16.16.8 TE để giúp lá xanh thân cứng cáp, có thể pha nước tưới cho cây hay bón hạt xung quanh gốc và lấp đất lại với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ phân pha 2 lít nước hay rải vào đất, định kỳ hàng tháng bón một lần.

Khi cây sả có nhiều nhánh mới (khoảng sau 3 tháng) thì cho thêm đất vào mặt chậu và tăng liều bón phân hạt gấp đôi.

Thu hoạch cây sả

Sau khi trồng 3 – 4 tháng, người trồng có thể tỉa các dảnh to để ăn hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông. Chú ý, cây cần được vun gốc kết hợp bón thêm phân hữu cơ sinh học Hg01 vào dịp cuối năm. Nếu trồng để lấy tinh dầu, sau khi trồng khoảng một năm, người trồng nên tiến hành thu cắt lá, chỉ để lại đoạn gốc dài 10cm, bón phân tưới nước cho ra lá mới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm