Đời sống

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa tigon cho tường nhà rực rỡ đón Xuân

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa tigon rất đơn giản bởi loài hoa này dễ phát triển nhưng lại cho nở nhiều hoa với màu sắc đa dạng, hình thái quyến rũ.

Mẹo nhận biết mộc nhĩ biến chất nhanh chóng / Trong lễ cưới, đang bái gia tiên thì chị dâu lăn đùng ra ngất, nhờ chai dầu gió mẹ tôi mang đến mà bí mật anh chị giấu giếm đã bị phơi bày

Hoa tigon còn gọi là hoa trái tim có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới Trung Mỹ và Mexico. Cây được trồng trong chậu hoặc vườn, tường nhà và hoa tigon cũng có thể mọc hoang dại, nở liên tục trong năm. Hoa có nhiều màu: hồng, trắng, tím, đỏ...

Hoa tigon là giống cây leo, thân gỗ, có củ mọc sâu trong đất. Thân mềm phân cành nhánh, dài, mềm, dáng rất đẹp. Lá đơn mọc cách, đầu lá kéo dài hình mũi, gốc lá hình tim sâu, mặt lá răn reo, mềm, mầu xanh nhạt. Lá xanh quanh năm, nhưng lá già khô héo không rụng, làm cho lá non mới mọc xếp đè lên lá khô, giàn cây bị nặng và dầy, che bóng nhiều.

Vì là cây có thể mọc hoang dại nên hoa tigon là loài hoa dễ trồng và sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khác nhau. Do đó kỹ thuật trồng và chăm sóc cho hoa nở quanh năm là chuyện không khó với những ai yêu loài hoa mang ý nghĩa tình yêu này.

 Vẻ đẹp kiêu sa của hoa tigon. Ảnh minh họa
Vẻ đẹp kiêu sa của hoa tigon. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng hoa tigon

Tigon không phải loài hoa đặc trưng cho mùa nào vì cả 4 mùa hoa đều nở. Thế nên nói tới kỹ thuật trồng hoa tigon sao cho luôn xanh tốt, hoa nở nhiều quanh năm điều trước tiên người trồng hoa phải tiến hành tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hoặc lấy hạt hóa hay còn gọi la nhân giống từ giâm cành và hạt.

Nếu trồng hoa tigon trong chậu, đất trong chậu phải tốt, nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm bệnh, độ Ph=7. Thành phần đất được cấu tạo như sau: 7 phần đất thịt, 2 phần rác mục, 1 phần cát + Nito, Photpho, Kali. Một loại đất khác có thành đơn giản và phổ biến hơn cũng thường được dùng để trồng hoa tigon bao gồm các thành phần sau: phân chuồng hoai mục 25%, đất màu 50%, tro trấu 25%, phân vô cơ 1%. Người trồng hoa có thể mua các loại thành phần này ở các nhà vườn. Kỹ thuật trồng hoa tigon được chia ra phân biệt làm hai cách.

Kỹ thuật trồng hoa tigon chuẩn nhất theo 2 cách. Cách thứ nhất là trồng bằng hạt hoặc cây con. Người trồng hoa sẽ cuốc, xới lỗ trên đất rồi gieo hạt hoặc đặt cây con xuống lỗ. Sau đó, lấp kín đất và tưới nước nhẹ làm ẩm. Chưa hết, để bảo vệ cây và để cây vươn đẹp, cần phải làm giàn bảo vệ.

Cách thứ hai là áp dụng phương pháp giâm cành. Người trồng cây cần chọn 1 cành già và um tùm, nếu có nhiều nhánh là tốt nhất đem về nhà. Sau đó chọn chỗ đất ẩm ướt và nhiều chất dinh dưỡng để đào 1 hố nhỏ nhỏ và cắm cành đó xuống. Khâu tiếp theo khá đơn giản, chỉ cần lấp đất lên, vùi hơi cao và tưới nước nhẹ làm ẩm.

 

Chăm sóc hoa tigon nở rực rỡ đón Xuân

Để có một giàn hoa tigon đẹp thì khâu chăm sóc cực kỳ quan trọng. Lúc mới trồng, mỗi ngày tưới 2 lần, sáng sớm và chiều tối. Cây cần phải được che mát, nếu thấy ánh nắng quá gay gắt, nên làm giàn che cho cây. Sau 1 tháng, rễ đã bắt đầu bén đất thì mỗi ngày chỉ cần tưới một lần lúc mát trời mát, tưới nước vừa phải để tránh úng rễ.

Để có được giàn hoa tigon nở quanh năm cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc đặc biệt. Ảnh minh họa
Để có được giàn hoa tigon nở quanh năm cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc đặc biệt. Ảnh minh họa

Sau khi trồng 10 ngày, cần xới gốc, sau 20-25 ngày, làm cỏ, xới xáo 1 lần cho đất quanh gốc cây cần tơi xốp. Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2-3 lần, rải phân hoai quanh gốc. Liều lượng: Phân chuồng: 0,5-1,5 kg/chậu; Phân vô cơ: 2-4g/chậu (N-P-K).

Đỉnh cành non dài, mọc vươn cao do có nhiều tua cuốn mảnh, đôi khi buông xuống. Cụm hoa ở đỉnh cành, sát với các lá ngọn. Hoa nhỏ bé xếp sát nhau thành một chùm dài, màu hồng nhạt, tươi, bóng, hoa ít khi nở xòe rộng, vì khi các cánh hoa mở hết là hoa bắt đầu rụng. Cụm hoa lại cho hoa nở dần từ gốc lên đỉnh, nên mùa hoa kéo dài (gần như quang năm) và chùm hoa luôn có nụ ( hoa đẹp khi còn nụ). Nụ hoa hình tim có 3 cạnh. Quả có 3 cạnh tròn, bọc trong bao hoa còn lại.

Cần đặc biệt chú ý, hàng ngày phải tưới nước và chăm sóc kỹ càng, và đặc biệt là chỉ nên tưới vừa đủ nước bởi mới trồng mà tưới nhiều sẽ dễ bị thối rễ (cây con) hoặc thối gốc (cành).

 

Ti gôn có lá xanh quanh năm, nhưng lá già khô héo không rụng, làm cho lá non mới mọc xếp đè lên lá khô, giàn cây bị nặng và dầy, che bóng nhiều. Do đó vào cuối mùa khô hay đầu mùa xuân, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc, cần cắt tỉa các cành già thu gom lá khô để giàn cây được thoáng, cành non mọc ra nhiều.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm