Lá chanh có tác dụng giúp trẻ lâu, ngừa ung thư, nhưng cần ghi nhớ lưu ý khi dùng
Cách nấu canh rau má không bị đắng, tốt cho sức khỏe / 5 sai lầm khi uống nước đậu đen rang có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe
Lá chanh là thứ không thể thiếu trong các món gà như gà luộc, khô gà… thì nhất định phải có lá chanh. Không chỉ là gia vị giúp tăng cường hương vị, lá chanh còn là một vị thuốc chữa bệnh.
Trong Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Không chỉ vậy, lá chanh còn rất tốt cho việc chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Đặc biệt, lá chanh tươi có nhiều tinh dầu với mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm rất hiệu quả. Nếu tận dụng đúng cách, lá chanh sẽ là "trợ thủ" đắc lực trong việc nấu nướng lẫn chăm sóc sức khỏe.
Lợi ích của lá chanh là gì mà được nhiều chuyên gia đánh giá cao?Gốc tự do là các phân tử không ổn định sinh ra trong quá trình chuyển hóa và tác động từ yếu tố bên ngoài như ánh mặt trời, ô nhiễm, stress. Sự tích tụ quá mức của gốc tự do có thể gây tổn thương tế bào và mô. Từ đó góp phần vào quá trình lão hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác.
Cũng giống như quả chanh, lá chanh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên đáng chú ý. Các chất chống oxy hóa có trong lá chanh bao gồm flavonoid, axit phenolic và terpen, có khả năng ngăn chặn sự hình thành, tác động của các gốc tự do với cơ thể. Nhờ vậy mà bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và nguy cơ lão hóa sớm.
Hơn thế nữa, lá chanh cũng là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Ít ai biết rằng, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Ngoài ra vitamin C còn sở hữu khả năng tái tạo và tăng cường hoạt động của các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể.
Việc tiêu thụ lá chanh đều đặn trong chế độ ăn hàng ngày sẽ bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sự tổn thương do oxy hóa, cũng như giữ gìn sức khỏe tổng thể.
- Hỗ trợ tiêu hóaCác hợp chất trong lá chanh có thể kích thích sự tiết mật và ức chế hình thành khí trong ruột. Điều này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng... Lá chanh cũng có tính chất chống viêm và chống tắc nghẽn, giúp duy trì sự thông thoáng của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, lá chanh còn chứa các chất xơ quan trọng như cellulose và pectin. Các chất xơ này có khả năng hấp thụ nước và tạo thành một chất nhầy trong ruột. Nhờ đó tăng cường sự di chuyển của thức ăn và duy trì cân bằng nước trong ruột. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Thêm vào đó, lá chanh cũng sở hữu các chất tăng cường hệ tiêu hóa như d-limonene và citronellal, có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Lá chanh còn kích thích sản xuất các enzyme tiêu hóa trong dạ dày, giúp phân hủy thức ăn thành các hạt nhỏ hơn để cơ thể dễ hấp thụ.
- Chống viêm, kháng khuẩnLá chanh chứa các chất chống vi khuẩn tự nhiên như citronellal, limonene, giúp ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn gây bệnh như E. coli và Salmonella. Ngoài ra, lá chanh cũng giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng viêm trong cơ thể.
Nếu sử dụng đúng cách, lá chanh còn giúp giảm sưng và viêm ở các vùng bị tổn thương. Khi vào cơ thể, lá chanh sẽ làm giảm các phản ứng viêm và cân bằng hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau tác động của viêm nhiễm. Bạn có thể pha nước lá chanh hoặc ăn lá chanh để cải thiện sức khỏe.
- Giảm lo lắng và căng thẳng, chữa mất ngủTheo một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), trong lá chanh có tinh dầu với hương thơm thanh nhẹ, có khả năng làm giảm lo lắng và căng thẳng nếu ngửi ở mức độ vừa phải. Chính vì vậy, lá chanh thường được sử dụng để làm tinh dầu hoặc dầu thơm.
Ngoài ra, tinh dầu từ lá chanh có thể được sử dụng như một phương pháp chữa mất ngủ. Axit citric và alkaloid trong lá chanh có khả năng làm giảm các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ, khó ngủ.
Lưu ý khi sử dụng lá chanh
Lá chanh được sử dụng nhiều trong việc chế biến các món ăn và các vị thuốc. Tuy nhiên, có một số lưu ý về việc sử dụng lá chanh mà bạn không nên bỏ qua:
- Đầu tiên, bạn không nên sử dụng phần gân lá khi nấu ăn, chỉ sử dụng phần lá sẽ bớt đắng và thơm hơn. Ngoài ra cũng không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ làm đắng món ăn, chỉ cần 1-2 lá thái nhỏ là vừa.
- Không cho lá chanh vào trước hoặc trong khi đang nấu, bởi nhiệt độ cao sẽ khiến lá chanh bị đắng. Bạn chỉ nên cho vào sau cùng trước khi tắt bếp để lá chanh dậy mùi thơm. Với một số món cần sử dụng lá chanh để trộn, ướp trước khi chế biến, bạn nên cho số lượng ít, đủ để có chút mùi thơm nhẹ. Ngoài ra nên băm thật nhỏ lá chanh để không ảnh hưởng quá nhiều đến mùi vị món ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời