Đời sống

Lá đinh lăng và những tác dụng chữa bệnh bạn không ngờ tới

Sử dụng nước lá đinh lăng thường xuyên giúp điều trị 1 số bệnh như dị ứng, mất ngủ, ho lâu ngày.

Tay, chân thường xuyên lạnh coi chừng bệnh nguy hiểm / Nguyên tắc khi uống nước bạn không được quên

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L) Harms, hay còn được biết tới dưới cái tên: Cây gỏi cá, cây nam dương sâm,... Tất cả thành phần từ lá cho tới rễ của cây đinh lăng hoàn toàn có thể được sử dụng để bào chế thành thuốc.

Cây đinh lăng là loại cây có thân nhỏ, mịn, không có gai, có chiều cao khoảng 1 đến 1,5m. Lá đinh lăng thuộc dạng lá kép hình lông chim 2 đến 3 lần, cuống lá khá nhỏ nhưng dài. Lá đinh lăng trưởng thành có thể dài hơn 30cm, có màu xanh lục ở cả 2 mặt của lá.

Ảnh minh họa.

Cây đinh lăng thường được phân bố ở các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Lào, Việt Nam,... nhất là ở những khu vực miền núi. Người dân vẫn thường sử dụng lá đinh lăng để làm món ăn, họ không ngờ tới những tác dụng của lá đinh lăng đem lại cho sức khỏe.

Các dạng lá đinh lăng tươi thường gặp:

- Lá đinh lăng nhỏ: Loại phổ biến nhất, thường dùng làm gia vị hoặc thuốc;

 

- Lá đinh lăng to: Loại này khá hiếm, thường to gấp rưỡi những lá bình thường;

- Lá đinh lăng dạng tròn: Có tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến;

- Lá đinh lăng dạng răng cưa: Thường dùng để trang trí trong nhà;

- Lá đinh lăng lá vằn: Cực kỳ hiếm gặp, thường dùng để trang trí, làm cảnh;

Dưới đây là một số bài thuốc có thể tự làm để chữa bệnh từ đinh lăng:

 

Thải độc cho người ốm dậy, phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

Ngăn ngừa dị ứng

Lá đinh lăng tươi từ 150 - 200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 - 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Chữa mất ngủ

 

Chữa mất ngủ từ đinh lăng là một phương pháp được lưu truyền trong dân gian từ cả ngàn đời nay. Nếu bị chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu tập trung, hãy dùng 24g lá đinh lăng, 20g Tang Diệp, 20g lá Vông, 12g tâm sen, 16g Liên Nhục. Sau đó đổ vào 400ml nước và sắc lấy 150ml. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn còn có thể sao vàng hạ thổ lá đinh lăng để làm gối, cách này sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu hơn và khi thức dậy tinh thần luôn sảng khoái.

Chữa ho lâu ngày

Lá đinh lăng có công dụng trị ho rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Với những trường hợp bị ho nặng chỉ cần uống đến ngày thứ 3 thì các triệu chứng đã giảm đi rất nhiều. Bệnh nhân kiên trì uống nước lá đinh lăng đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.

Cách dùng như sau: Lá đinh lăng rửa sạch dưới vòi nước, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Mỗi ngày dùng từ 10-12g đun nhỏ lửa uống thay nước hàng ngày.

 

Làm trắng da

Hiện nay, có rất nhiều mẹo làm trắng da, trong đó đinh lăng được đánh giá là cho kết quả cao và khá an toàn. Với mẹo làm trắng da này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy nước lá đã đun sôi tắm như bình thường. Nếu nhà có bồn tắm, bạn nên đổ nước lá này vào bồn và ngâm mình trong nước lá khoảng 20-30 phút cho tinh chất ngấm sâu vào da cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm, tái tạo collagen làm trắng da nhanh chóng.

Trị mụn

Lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã thật nhuyễn, cho thêm vài hạt muối, sau đó đắp lên chỗ có mụn, chờ đến khi thấy lá khô lại thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối làn da của bạn sẽ được phục hồi đáng kể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm