Lạc rất tốt cho sức khỏe, nhưng những kiểu người này chớ nên ăn
2 công thức pha trà giúp giảm cân hiệu quả / Chăm sóc da cho trẻ đúng cách trong mùa hè
Tác dụng khi ăn lạc
Giảm nguy cơ gây ung thư
Ảnh minh họa. |
Lạc chứa nhiều chất chống oxy hóa poly-phenolic có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư ruột già,...
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Lạc chứa nhiều chất béo bão hòa đơn và nhiều chất béo bão hòa khác, tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, axit oleic có trong loại hạt này giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
Tăng cường trí nhớ
Lạc cung cấp resveratrol làm tăng tuần hoàn máu não. Ngoài ra, loại hạt này cung cấp vitamin B3 làm tăng cường chức năng hoạt động của não.
Ngăn ngừa trầm cảm
Lạc có chứa một loại axit amin gọi là tryptophan. Chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất serotonin, chất có khả năng ngăn ngừa trầm cảm.
Ngăn ngừa sỏi mật
Ăn khoảng 30g lạc mỗi ngày giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật tới 25%.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Lạc chứa niacin, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Những người không nên ăn lạc
Người mỡ máu: Trong lạc có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn lạc sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.
Người bị bệnh gout: Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Lạc là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.
Người bị bệnh tiểu đường: cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều lạc.
Người đang giảm cân: Lạc có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là lạc chiên thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa lạc.
Người cắt túi mật: Lạc chứa nhiều mỡ nên cần lượng lớn dịch mật để tiêu hóa chúng. Người đã bị cắt túi mật sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa khi ăn lạc, gây ra chứng tiêu hóa không tốt.
Người tì yếu, phân nát: Do lạc nhiều mỡ nên người yếu tì gây viêm ruột, lỵ, tiêu hóa kém ăn lạc sẽ gây lỏng lị, không lợi cho sức khẻo.
Người hay bốc hỏa: Lạc vị ngọt, tính nóng, người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu... do chứng nội nhiệt bốc hỏa sau khi ăn lạc sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn.
Người bị bệnh dạ dày: Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Ăn lạc và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn lạc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc