Lạm dụng trà nhân trần như “kết liễu” đời mình
5 loại trà hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ ở bà bầu / Quy tắc vàng khi uống trà xanh
Nguyên liệu trà nhân trần dễ mua. Ảnh minh họa
Giá rẻ, dễ mua, dễ chế biến và dễ dùng là điều mà ai cũng thấy “thiện cảm” với trà nhân trần. Chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là có thể mua được cả cân nguyên liệu trà nhân trần về nấu nước uống.
Theo y học phương Đông, trà nhân trần có tác dụng tốt với sức khỏe, có tác dụng làm tăng tiết dịch và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan. Trong thành phần trà nhân trần có một số chất góp phần ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
Y học phương Đông cũng chứng minh nhân trần còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e coli song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm, cải thiện khả năng miễn dịch và ức chế trực tiếp sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, nhân trần còn có tác dụng lợi tiểu và chữa bệnh vàng da, viêm loét da do phong thấp.
Để trà nhân trần có tác dụng tốt cho sức khỏe, các bác sỹ khuyên người dùng nên có cơ chế sử dụng hợp lý và phải kết hợp với các vị thảo dược khác.
Theo Đông Y, nhân trần có thể kết hợp với cỏ ngọt, cam thảo, cúc hoa … giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Người sử dụng có thể “hãm” nhân trần trong nước sôi giống như trà xanh để dùng trong mùa hè này. Hoặc trong điều kiện không tự chế được trà nhân trần, có thể bỏ ra 3.000 đồng mua được một cốc trà nhân trần, giải nhiệt vào những ngày hè oi bức.
Mặc dù nhân trần có tác dụng đối với sức khỏe, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng, nó cũng không phải là “thuốc tiên”, chữa bách bệnh.
Trà nhân trần không phải ai dùng cũng được. Ảnh minh họa
Trà nhân trần cũng được xem như một loại thảo dược nên phải sử dụng điều độ, đúng mức, không phải lúc nào cũng uống được hay ai dùng cũng được.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và cho ra kết luận, khi mật không tiết ra (viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật. Khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại sử dụng thảo dược, thực phẩm ăn uống hàng ngày, làm lợi gan, lợi mật sẽ dẫn tới các cơ quan này bị tổn thương, mất cân bằng.
Đặc biệt, với những phụ nữ trong thai kỳ, nếu không có bệnh lý về gan thì không dùng nhân trần, cam thảo. Các thành phần trong nhân trần và cam thảo sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc có rất ít sữa.
Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều nước, nếu nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng thậm chí chết lưu.
Dùng nhiều cam thảo dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân. Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo quá thường xuyên (8g/ngày) kéo dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.
Với các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít; các trường hợp viêm gan, xơ gan đã có biểu hiện phù nề, người bị tăng huyết áp không ổn định không nên dùng cam thảo. Những trường hợp táo bón mãn tính, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày thì không nên lạm dụng nhân trần và trong một số trường hợp không nên dùng chung với cam thảo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được