Đời sống

Làm thế nào để giảm đau khớp do thời tiết lạnh?

Đau khớp mùa lạnh là tình trạng phổ biến, thường thấy ở phụ nữ trung niên và cao tuổi. Vậy làm thế nào để giảm đau khớp do thời tiết lạnh.

Khiêu vũ dưỡng sinh dễ làm tổn thương khớp gối người già / Bí quyết giảm đau xương khớp mùa đông

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giữ cho các khớp của bạn dẻo dai và duy trì sự linh hoạt.Nó cũng giúp bôi trơn các khớp và cải thiện lưu lượng máu, có thể cải thiện cơn đau của bạn.Đảm bảo khởi động trước khi tập luyện hoặc thói quen tập thể dục để ngăn ngừa chấn thương.

Làm thế nào để giảm đau khớp do thời tiết lạnh?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Luôn giữ ấm cho cơ thể

Ngay cả khi ở trong nhà, người bệnh cần giữ ấm cơ thể trong những ngày trời mưa, lạnh bằng cách mặc ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất, hạn chế để chân, tay bị ẩm ướt và cần nhanh chóng lau khô người sau khi đi mưa. Ngoài ra, vào những ngày trời lạnh hoặc chuyển mùa, người bệnh xương khớpnên tắm bằng nước ấm, ngâm chân với nước ấm để giúp các khớp được thư giãn và đỡ đau hơn.

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Thay đổi thói quen ăn kiêng và giảm hoạt động thể chất trong mùa đông có thể dẫn đến tăng cân.Điều này làm tăng tải trọng lên các khớp chính như đầu gối, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp.Giảm trọng lượng cơ thể có thể giúp ngăn ngừa đau nhức khớp.

Ăn uống đúng cách

 

Các loại thức ăn, đồ uống lạnh, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường, muối... có thể khiến đau khớp lúc giao mùa chuyển nặng hơn, cần hạn chế tối đa. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng như canxi, vitamin A, C, D, omega 3; ăn các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, các loại hạt, rau lá xanh cùng trái cây.

Khi thời tiết vào đông hoặc mưa lạnh, nhiều bệnh nhân thường quên uống nước, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng quá trình viêm và khiến sụn khớp dễ tổn thương, gây đau nhức nhiều hơn. Do đó, ngay cả khi trời lạnh, người bệnh cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết (khoảng 2-2,5 lít nước/ngày), ưu tiên uống nước ấm.

Xoa dầu hoặc chườm nóng

Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng do trời lạnh, cần làm nóng hoặc ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Với việc chườm nóng, bệnh nhân có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm đặt lên vùng bị đau, nên chườm mỗi lần khoảng 15-20 phút và không nên chườm quá nóng tránh bỏng da. Một lưu ý quan trọng là không xoa dầu và chườm nóng lên vùng khớp viêm cấp với các biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm