Làm thế nào để mẹ đủ sữa cho con bú?
Tất cả những điều bạn cần biết về mụn bọc / Những loại thực phẩm càng ăn nhiều càng trẻ lâu
Nhận biết mẹ thiếu sữa
Bé ít đi ngoài
Ảnh minh họa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Như đã được biết, sữa mẹ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tiêu hóa cho bé rất tốt. Sữa mẹ giúp bé dễ dàng hấp thu và dễ tiêu hóa. Chính vì đó, nếu mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ bé không bị táo bón hay tiêu chảy mà ngược lại bé tiêu hóa thức ăn rất dễ dàng.
Trong trường hợp, bé đi ngoài dưới 2 lần/ngày hay thấy bé ít đi ngoài một cách bất thường thì đây có khả năng là dấu hiệu mẹ mất sữa nhé.
Bé chậm tăng cân
Cân nặng của bé là yếu tố quan trọng quyết định đến việc sữa mẹ đang cung cấp cho con có đủ hay không. Việc bé chậm tăng cân, cũng là dấu hiệu mẹ mất sữa.
Theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế thế giới WHO, cân nặng của trẻ sơ sinh tăng trưởng khỏe mạnh có tỷ lệ như sau:
Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi cần tăng 150 – 200g/tuần
Trẻ từ 3 tháng – 6 tháng tuổi cần tăng 100 – 150g/tuần
Trẻ từ 6 tháng – 12 tháng tuổi cần tăng 70 – 90g/tuần
Vì vậy, trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cần chú ý quan sát cách con bú và biểu hiện ăn sữa của con nhé. Nếu thấy con tăng cân chậm thì các mẹ hãy nghĩ đến nguy cơ mình đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho con phát triển.
Bé hay đòi bú và bầu ngực mẹ ít căng
Trong những tháng đầu, trẻ sơ sinh có nhu cầu bú sữa mẹ rất nhiều. Nếu thấy mút sữa mẹ liên tục thấy sữa về nhanh và nhiều hơn chứng tỏ sữa mẹ đã cung cấp đủ nhu cầu cho bé. Ngược lại, khi thấy bé quấy khóc, hay đòi bú mẹ thì đây cũng dấu hiệu mẹ thiếu sữa cho con bú.
Các mẹ sau sinh đang trong thời kỳ cho con bú lúc này bầu ngực thường căng tức, sữa rỉ ra nhiều. Trong những tháng đầu đời, một số mẹ nhiều sữa so với nhu cầu ăn của bé và thường xuyên phải vắt sữa. Thế nhưng, nhiều bà mẹ lại thấy bầu ngực không căng tức, mềm và thấy sữa không rỉ ra. Dấu hiệu này cho thấy rằng, mẹ đang gặp tình trạng thiếu sữa cho con bú.
Cách để đủ sữa cho con bú
Thực đơn bữa ăn hàng ngày
Nhằm hạn chế tình trạng sữa mẹ ít dần, phụ nữ cần ăn đa dạng nguồn thực phẩm cũng như gia tăng khối lượng tiêu thụ so với bình thường, như vậy mới cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. Trong một khẩu phần ăn nên có đủ bốn nhóm thực phẩm sau:
Chất đạm protein: Đến từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu/đỗ...
Chất béo lành mạnh: Có trong dầu, mỡ và bơ sữa
Chất đường bột: Thành phần chủ yếu của gạo, mì, khoai...
Vitamin và khoáng chất: Rau xanh và hoa quả tươi luôn là nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng
Về khối lượng thức ăn, mẹ nên ăn 5 - 6 lần trong ngày, vào thời điểm trước khi cho bé bú để kích thích tiết sữa. Dưới đây là một khẩu phần ăn trung bình mẹ có thể tham khảo, cụ thể:
200 gram thịt hoặc cá
1 quả trứng
1 lít sữa tươi hoặc sữa bột
200 - 300 gram trái cây
500 - 600 gram rau xanh
Bên cạnh đó, chị em cũng có thể tin dùng một số món ăn truyền thống nổi tiếng giúp lợi sữa như móng giò hầm đu đủ xanh, cháo lạc (đậu phộng), hay chè vừng (mè) đen. Không có nhiều thực phẩm bà mẹ đang cho con bú cần kiêng cữ, song có thể hạn chế ăn các loại gia vị cay nồng như tỏi, ớt, hành tây, ... để tránh gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ.
Uống nhiều nước
Nước cũng có tác dụng giúp kích thích sinh sữa, do đó chị em nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Các thời điểm cần uống nước là khi cảm thấy khát, trước và sau khi cho bé bú, cũng như ban đêm chuẩn bị đi ngủ để khiến sữa mau về. Các loại thức uống được khuyên dùng bao gồm:
Sữa dinh dưỡng cho mẹ
Nước ép trái cây
Nước canh
Nước lọc
Nước trà vằng hoặc thảo mộc
Tuy nhiên phụ nữ cũng cần lưu ý rằng không phải cứ ăn uống càng nhiều là sẽ có nhiều sữa hơn. Ngược lại, chế độ ăn uống không điều độ và khoa học có thể gây rối loạn chức năng đường ruột của mẹ và thậm chí dẫn đến táo bón cho trẻ.
Tư thế cho con bú vòng tay hình nôi
Cách cho con bú sữa mẹ truyền thống là đặt phần đầu của con lên cánh tay mẹ. Bạn hãy ngồi trên ghế có giá đỡ hoặc trên giường được chắn bởi nhiều gối. Sau đó đặt chân lên một chiếc ghế, bàn cà phê hoặc bề mặt nào đó giúp nâng chân lên để tránh nằm nghiêng về phía em bé.
Bạn hãy bế em bé trong lòng ngực (hoặc đặt một cái gối lót trên đùi) để cho mặt con hướng về phía bạn. Vòng hai cánh tay thành hình nôi. Nếu bé bú ti phải, bạn hãy để bé nằm thư giãn trên cánh tay phải của bạn. Mở rộng cẳng tay, luồn bàn tay và cánh tay xuống dưới lưng và thân dưới của bé. Bạn nên dùng đầu gối để hạn chế sự cọ quậy của bé. Đặt bé nằm ngang hoặc xiên một góc nhỏ vừa phải.
Lưu ý: Cho trẻ bú theo cách truyền thống này phù hợp với các bé ít tháng tuổi. Một số bà mẹ cho rằng tư thế này khó có thể hướng miệng trẻ đến với núm vú nên chỉ áp dụng khi bé có cơ cổ mạnh hơn vào khoảng 1 tháng tuổi. Trường hợp đối với các chị em sinh mổ, cách này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì sẽ tăng áp lực lên phần bụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ