Đời sống

Làm trợ lý Giám đốc với mức lương 3 triệu, nàng công sở lãnh cái kết bất ngờ ngay tháng đầu tiên

"Nghĩ lại công sức quần quật cả tháng mà giờ bị như vậy em buồn quá. Anh chị nghĩ em nên làm gì bây giờ ạ. Tết nhất đến nơi rồi”.

Bắt quả tang vợ vào nhà nghỉ với phó giám đốc, người chồng hành động khó tin / Vợ trẻ đẹp bỏ nhà theo giám đốc giàu sang, tôi làm điều khiến cô ấy nhục nhã, tủi hổ

“Trợ lý Giám đốc” - một vị trí thuộc hàng “sang chảnh” được rất đông dân văn phòng ước ao, bởi theo đánh giá, vị trí ấy có mức lương không phải dạng vừa. Tuy nhiên, mới đây, một nàng công sở trẻ tuổi đã đứng lên than thở về chính câu chuyện của mình khi ngồi vào vị trí trợ lý Giám đốc sau một tháng. Câu chuyện này đã góp phần đập tan suy nghĩ mộng mơ của bao người.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Cụ thể, cô viết trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH như sau:

“Em chào anh chị. Em có chuyện này muốn nghe anh chị lời bình ạ. Em năm nay là sinh viên năm 2 của 1 trường top đầu cả nước. Theo người quen giới thiệu thì em có đi làm cho 1 văn phòng gần trường, gọi là có thêm thu nhập và kinh nghiệm, sau ra trường có cái mà thêm tí vào CV.

Công việc của em trên danh nghĩa cho oai là: trợ lý giám đốc. Gọi cho có màu mè thế thôi chứ văn phòng luật bé bằng lỗ mũi, giám đốc cũng là nhân viên, cả văn phòng gom cả lao công, cả part time, cả freelancer chắc không được 10 người. Công việc của em thì nói trắng ra là chân sai vặt.

Ti tỉ việc không tên gì cũng đến tay em: pha trà rót nước, đón tiếp khách hàng khi lễ tân nghỉ, trò chuyện vớ vẩn với khách khi sếp đang tiếp khách khác, nghe điện thoại khách, hẹn lịch cho khách và sếp, in tài liệu họp, ghi chép biên bản họp, làm báo cáo, nhắc sếp lịch hẹn, thi thoảng chủ nhật con sếp lên chơi còn phải "giao tiếp tiếng Anh với nó cho nó quen", vì tiếng Anh của em cũng tạm,... nói chung là ti tỉ việc trên đời việc gì cũng đến tay.

 

Làm trợ lý Giám đốc với mức lương… 3 triệu, nàng công sở lãnh cái kết bất ngờ ngay tháng đầu tiên - Ảnh 2.

Em thì thú thật là kinh tế cũng khá, em đi làm chỉ để học thêm được tí gì thì học, sau ra đời cho đỡ ngu thôi. Vấn đề chính ở đây là: hôm em vào làm, anh ấy bảo lương 3 triệu, làm ngày 5 tiếng, 7 ngày 1 tuần. Thế mà hôm trả lương, chính vợ sếp trả luôn nhé, thì đưa em 2,3 triệu và nói “lúc đầu tưởng em làm tốt với chỗ người quen nên 3 triệu, giờ thấy năng lực em không đủ nên chỉ 2,3 triệu thôi”.

Nghĩ lại công sức quần quật cả tháng mà giờ bị như vậy em buồn quá. Anh chị nghĩ em nên làm gì bây giờ ạ. Tết nhất đến nơi rồi”.

Vâng, không cần phải bàn cãi nhiều, trợ lý Giám đốc mà như cô nàng nhân vật chính trong câu chuyện trên thì đảm bảo chẳng ai dám thòm thèm ao ước nữa. Lương thấp, làm sấp mặt, đến cuối tháng còn bị trừ mất 700k với cái lý do thật khó tin.

Làm trợ lý Giám đốc với mức lương… 3 triệu, nàng công sở lãnh cái kết bất ngờ ngay tháng đầu tiên - Ảnh 3.

Chính bằng tính chất hãi hùng và đầy bất ngờ ấy, câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng cư dân mạng. Tất nhiên, hàng loạt ý kiến tiêu cực đã được viết ra bên dưới phần bình luận như sau:

 

“Có vẻ đời đã cho bạn 1 bài học đầu tiên để "bớt ngu" đi rồi đấy. Kinh tế cũng khá vậy thì đâu cần phụ thuộc gì, kiếm công ty khác và giấy tờ đầy đủ để không bị lật bánh tráng nữa. Chán chả muốn nói đến công ty kia nữa, bóc lột à”.

“Vậy tính ra chỉ có 15k/tiếng, 2020 đến nơi rồi mà sao khờ thế chả hiểu. Công ty tạp nham thế cũng lao đầu vào. Bố mẹ cho ăn học mất bao nhiêu tiền, ở nhà lại cưng như nâng trứng, giờ đi làm chịu đựng trở thành cu-li, bó tay”.

“Tết đến mông rồi, đập bàn, đập ghế, bỏ đi về thôi. Em đã có bài học rồi đó, nên nhớ đừng bán rẻ sức lao động của mình cho mấy công ty làm ăn sống nhăn như này. Hay là đợi qua Tết tiếp tục đi làm để ‘ăn hành’ tiếp?”.

Làm trợ lý Giám đốc với mức lương… 3 triệu, nàng công sở lãnh cái kết bất ngờ ngay tháng đầu tiên - Ảnh 4.

Ấy thế, trái với những ý kiến như trên, một bình luận khác khá đáng chú ý của một dân mạng “có tâm” lại cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ bị trừ lương và việc phải dạy tiếng Anh cho con sếp thôi, còn lại đều đúng với phận sự của một dân công sở làm vai trò trợ lý Giám đốc. Ngoài ra, người này không quên “vỗ mặt” cô nàng bằng câu nói cực gắt.

 

“Em làm ở văn phòng luật và học trường top đầu cả nước chắc là ĐH Luật? Em làm thêm/thực tập ở vị trí "Trợ lý giám đốc" thì các công việc em kể, trừ chuyện "giao tiếp tiếng Anh với con sếp" ra chính là task của trợ lý giám đốc đó em. Các việc này nói nhỏ không nhỏ, nói tầm thường không tầm thường, và em vẫn có thể học được nhiều thứ từ nó.

Có lẽ vấn đề duy nhất là tiền lương không như thỏa thuận ban đầu. Vậy thì em thỏa thuận lại, xin ký hợp đồng làm thêm đàng hoàng đi. Kinh tế khá, họ không chịu thì em đi chỗ khác, có phải phụ thuộc đâu mà sợ. Còn lại, chị thấy em rõ ràng chỉ muốn "bớt ngu" chứ không có mục tiêu là học được cái gì hay kỹ năng gì.

Trường top hay trường không top, ra đời đều như nhau. Người ta chỉ đánh giá năng lực và thái độ thôi em”.

Làm trợ lý Giám đốc với mức lương… 3 triệu, nàng công sở lãnh cái kết bất ngờ ngay tháng đầu tiên - Ảnh 5.

Quả thật, đúng như bình luận trên có nói, mỗi cây mỗi hoa, mỗi công ty mỗi văn hóa, có người làm trợ lý Giám đốc thì được ăn sung mặc sướng, tiền lương cao ngất; trong khi đó có người cùng vị trí nhưng ở công ty khác thì lại sấp mặt làm việc, “ăn hành” mỗi ngày, pha trà pha cà phê là chuyện thường, chuyện nhỏ. Điều này, suy cho cùng một phần cũng phụ thuộc vào tính chất nghề nghiệp nữa.

 

Do đó, đôi khi chúng ta thân làm dân công sở phải linh hoạt trong nhiều tình huống, thực sự hiểu rõ mình muốn gì và biết được các việc phải làm ứng với vị trí của mình ra sao trước khi quyết định có đặt bút ký hợp đồng hay không (không có hợp đồng lại là một câu chuyện khác).

Như cô gái trẻ bên trên, muốn học hỏi trong khi vẫn đang là sinh viên, cái chuyện chịu cực một chút thời gian đầu là chuyện tất yếu. Chẳng ai tuyển một sinh viên còn chưa ra trường để “ngồi mát ăn bát vàng” cả. Qua đây, hy vọng rằng cô có thể hỏi ngược lại chính mình về điều mình muốn, sau mới quyết định đi hay ở. Nếu muốn ở để tiếp tục học hỏi, cô cần phải đối thoại rõ ràng với sếp về vấn đề lương và các công việc không liên quan đến nghĩa vụ của mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm