Đời sống

Làm việc tốt đúng cách: Lòng tốt từ con tim và lý tính

Lòng tốt khi được đặt đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng sẽ mang lại hạnh phúc cho cả người cho và người nhận.

6 thực phẩm cấm bạn ăn trong ngày 'ngày đèn đỏ' / 7 lý do khiến bạn ăn rau lang thường xuyên hơn

Lòng tốt và sự giúp đỡ người khác là hành động đáng quý. Nhưng người xưa có câu "của cho không bằng cách cho", sự giúp đỡ những người xung quanh cũng cần được thể hiện có văn hóa. Bên cạnh một trái tim ấm nóng nhiệt tình muốn giúp đỡ người khác, sự trao đi cũng cần được cân nhắc bởi lý tính.

"Cho đi đúng cách nhất là cho đi sự yêu thương và trân trọng, không phải cho đi là sự ban phát. Cho đi đúng cách phải có nền kiến thức, phông văn hóa nhất định mới có thể thực hiện được điều này chuẩn chỉ, đúng tinh thần cho đi không mong nhận lại", ông Hoa Hữu Vân – Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTTDL chia sẻ.

Lòng tốt cần đặt đúng chỗ, giúp đúng người và đúng đối tượng, nhất là trong xã hội hiện đại tốt xấu đan xen, đúng sai đôi khi khó phân định thì người tốt cũng cần tỉnh táo, hiểu đúng về người mình cần giúp để tránh giúp sai chỗ, sai cách và tránh bị người khác lợi dụng.

Làm việc tốt đúng cách: Lòng tốt từ con tim và lý tính - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội

"Việc tốt là những việc mang lại những điều tốt đẹp cho người khác, cho xã hội. Điều đầu tiên là nó phải đúng về động cơ và mục đích để làm. Tuy nhiên, nó còn phải nhiều cái đúng khác như đúng lúc, đúng đối tượng, đúng cách thức…", TS. Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội cho biết.

"Người làm luôn có mục đích tốt nhưng nói vui trong kinh tế thị trường thì đó là ông làm cái ông có mà không nghĩ tới cái người khác cần. Nhưng cũng không nên phiền lòng về việc đó. Có thể trong lúc cấp bách thì người ta thể hiện chưa được phù hợp, hiệu quả nhưng không sao cả, miễn là trong lòng mình nuôi dưỡng những điều tốt đẹp, sống và làm những điều thiện. Điều thiện thật sự chứ không phải để tô vẽ bản thân mình", TS. Nguyễn Viết Chức nói.

"Có những trường hợp biết có tai nạn giao thông nhưng người ta chọn bỏ qua, bởi người ta rất sợ rằng cứu không đúng cách hoặc vì một lý do nào đó ảnh hưởng đến chính bản thân mình, bị hiểu lầm không cần thiết. Nhưng nếu ai cũng suy nghĩ như vậy thì rất nhiều việc tốt có thể bị bỏ qua, như vậy trong xã hội sẽ không giữ được nhiều việc tốt. Vậy thì, câu chuyện là phải nâng cao năng lực, trình độ cũng như kỹ năng sống cần thiết đối với con người trong xã hội hiện đại".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm