Lão y núi tản công bố vị thuốc 'thần tiên' giúp quý ông lấy lại 'sức mạnh phòng the'
Những loại rau là "thần dược" cho người bị đau dạ dày / "Thần dược" giảm cân, đẹp da, chữa gout hiệu quả từ lá tía tô
Vị thuốc "thần tiên" trong sách xưa
Trở lại bản Hợp Sơn lần này, chúng tôi đem câu chuyện về công dụng kỳ diệu của hà thủ ô uống 7 ngày hết yếu sinh lý, uống 1 năm hết mọi bệnh tật tuy rằng nhuốm đầy màu sắc huyền thoại để hỏi lương y Triệu Thị Thanh, lương y Thanh khẳng định nhưng không phải không có cơ sở.
Theo lương y Thanh, trong bài thuốc chữa yếu sinh lý của mình, Hà thủ ô hay còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào), mần năng ón (Thổ)... có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haradson (Polygonum multiflorum Thunb.), thuộc họ rau răm Polugonaceae.
Hà thủ ô
Đây là loại cây thảo leo bằng thân quấn, mọc xoắn vào nhau đặc trưng hiếm có của vùng rừng núi Ba Vò. Rễ phình thành củ, ngoài có màu nâu, trong có màu đỏ. Đông y lấy củ này làm thuốc, thường phơi khô hoặc có khi dùng tươi. Thân cây cũng được sử dụng. Lá có thể dùng làm rau ăn, dây lá cũng có thể làm thuốc.
Theo lương y Thanh, từ ngày còn nhỏ, bà đã nghiên cứu, nghi chép hà thủ ô là loại cây mọc hoang, thường mọc ở các vùng rừng núi. Theo thống kê, ở nước ta, loại cây này mọc nhiều nhất ở các tỉnh miền núi Tây Bắc sau đó đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên… Nhưng nhiều nhất vẫn là vựa thuốc nam Ba Vì.
Theo tài liệu mà lương y Triệu Thị Thanh sưu tầm, thì trong cuốn Bản thảo cương mục của Trung Quốc xưa có ghi: Xưa có 1 người tên là Điền Nhi, khi sinh ra đã yếu ớt, sống đến 58 tuổi mà không có vợ có con. Một hôm Điền Nhi uống rượi say nằm ở sườn núi bỗng thấy hai gốc cây leo cách xa nhau tới 3 thước mà cành lá ngả gần quấn lấy nhau, lâu lâu rời nhau ra rồi lại quấn lấy.
Điền Nhi lấy làm lại bèn đào lấy củ đem về để hỏi mọi người. Có 1 cụ già liền bảo: Anh đã không có con mà thứ cây này lại có sự lạ như vậy có lẽ là 1 vị thuốc thần tiên nên đem sắc mà uống. Điền Nhi nghe theo bèn đem củ của cây tán bột hòa với rượu mà uống. Uống 7 ngày thì thấy nảy ra ý tưởng tình dục, uống luôn vài tháng thấy khỏe mạnh như người bình thường, uống 1 năm các bệnh tật đều khỏi, tóc đương trắng hóa đen, vẻ mặt trẻ lại, trong khoảng 10 năm sinh được vài con trai. Từ đó Điền Nhi bèn đổi tên là Năng Tự.
Năng Tự cùng con là Điền Tú uống thuốc này mà thọ tới tận 160 tuổi. Điền Tú sinh ra Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống mà sinh được vài con trai, thọ tới 130 tuổi tóc vẫn còn đen. Có người là Lý An Kỳ bạn thân với Thủ Ô lấy được bài thuốc đó đem về uống cũng sống rất lâu và thuật lại truyện trên...
Câu chuyện trên đây được thuật lại trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố GS Đỗ Tất Lợi với mục đích ghi lại chút ít lịch sử để hiểu về tác dụng và cách dùng vị thuốc hà thủ ô của người xưa. Tuy đã mang nhiều màu sắc huyền thoại, nhưng có thể thấy người xưa đánh giá rất cao tác dụng của vị thuốc này trong chữa bệnh. Thực tế, hà thủ ô có rất nhiều công dụng mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây.
Dược tính, công dụng giúp quý ông bản lĩnh hơn
Còn theo TS Võ Văn Chi, tác giả cuốn từ điển Cây thuốc Việt Nam, hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Một số tài liệu khác có ghi: Rễ củ hà thủ ô có vị đắng hơi chát, tính mát, thân dây có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, chỉ huyết, điều kinh bổ gan, ích thận, dưỡng huyết khư phong. Theo tác giả cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", cho đến nay, hà thủ ô còn được dùng ở phạm vi 1 vị thuốc nhân dân làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen tóc...
Còn theo lương y Triệu Thị Thanh đã nghiên cứu, được các nhà khoa học Việt Nam công nhận công trình của bà trong gia phả dòng tộc thì đông y dùng hà thủ ô chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, thiếu máu, đau lưng, di mộng tinh, ra khí hư, đại tiểu tiện ra máu, táo bón, bệnh ngoài da. Đặc biệt công dụng vẫn lưu truyền trong dân gian là dùng để làm đen tóc, kể cả những trường hợp tóc bạc sớm.
Lương y Triệu Thị Thanh
Cũng theo bà Thanh, với bài thuốc này khi sử dụng cho người bình thường cũng không có phản ứng phụ, thậm chí cơ thể còn khỏe ra. Đã có rất nhiều người khi uống thuốc đặc trị của bà, họ cảm thấy rất mãn nguyện trong chuyện gối chăn. Nhiều trường hợp chữa khỏi bệnh, họ còn tìm đến tận nhà để cảm ơn hoặc gọi điện hỏi thăm sức khỏe.
Theo bà Thanh, niềm vui lớn nhất của bà là chữa khỏi bệnh cho nhiều người, nhất là người nghèo, những căn bệnh nan y như hiếm muộn, không sinh được con, nhất là bệnh yếu sinh lý của đàn ông... Nói về các bài thuốc của mình, bà Thanh cũng rất tự hào và phấn khởi. Bởi những người chịu khó sưu tầm các bài thuốc truyền nhân như bà sẽ là tài sản quý cho kho tàng thuốc Nam của dân tộc.
Bà Thanh cũng trăn trở rằng, những bài thuốc quý hiếm ở trong rừng ngày càng cạn kiệt và khó tìm. Chính vì thế nên bà cũng mong rằng các bài thuốc dân gian gia truyền của tổ tiên sẽ được Hội Đông y Việt Nam nghiên cứu quảng bá cho nhiều người biết.
Với bà Thanh, việc cứu chữa người bệnh là điều quan trọng, khi chữa khỏi bệnh bà cũng không màng ơn huệ hay danh lợi gì mà cũng chỉ xuất phát từ cái tâm của mình. Bà Thanh tâm sự rằng: "Mình bốc lá thuốc cứu chữa cho người dân thấy họ khỏi là vui rồi. Đồng bào ở đây họ vẫn còn nghèo, mình giúp người ta hái lá thuốc nên khi mình lấy công cũng tùy vào cái tâm của người bệnh".
End of content
Không có tin nào tiếp theo