Đời sống

Lau khô tay bằng khăn giấy giúp loại bỏ virus hiệu qua hơn so với máy sấy phản lực

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc lau khô tay bằng khăn giấy sau khi vệ sinh tay giúp giảm thiểu khả năng lây lan virus sang bề mặt và môi trường xung quanh thấp hơn so với máy sấy khí.

Giấy vệ sinh mối nguy cơ tiềm ẩn cho "vùng kín" của chị em / Mẹo hay với giấy vệ sinh trong gian bếp, không tận dụng thì quá uổng phí

Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Châu Âu về Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm (ECCMID) cho thấy, sử dụng khăn giấy có hiệu quả hơn nhiều so với máy sấy tay phản lực trong việc loại bỏ vi khuẩn khi tay bị nhiễm bẩn. Nghiên cứu này là của Tiến sĩ Ines Moura, Đại học Leeds, Vương quốc Anh, các đồng nghiệp Duncan Ewin và Giáo sư Mark Wilcox, từ Đại học Leeds, Bệnh viện giảng dạy Leeds NHS Trust.

Làm khô tay là rất quan trọng để giảm thiểu sự lây lan của các vi khuẩn nguy hiểm, bao gồm cả virus Sars-CoV-2, vì việc không loại bỏ chúng làm tăng sự lây truyền sang bề mặt môi trường và tăng khả năng lây lan sang người khác. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã điều tra xem liệu có sự khác biệt về mức độ lây truyền virus hay không ở phương pháp làm khô tay, từ nhà vệ sinh cho đến môi trường bệnh viện.

4 tình nguyện viên đã mô phỏng sự nhiễm bẩn của bàn tay và găng tay của họ bằng cách sử dụng một loại vi khuẩn (là loại virus lây nhiễm vi khuẩn vô hại với con người). Bàn tay của họ không được rửa sau khi bị nhiễm bẩn, điều này là để mô phỏng bàn tay kém sạch sẽ hoặc không được rửa sạch sẽ.

Sau đó, tay được lau khô bằng khăn giấy hoặc máy sấy khí. Mỗi tình nguyện viên đeo tấm chắn để cho phép đo ô nhiễm cơ thể và quần áo trong quá trình sấy tay. Quá trình làm khô tay được thực hiện trong nhà vệ sinh chung của bệnh viện và sau khi ra ngoài, các mẫu được thu thập từ các khu vực công cộng.

Các vị trí trong môi trường hoặc bề mặt (n = 11) được lấy mẫu sau khi tiếp xúc với tay hoặc tấm chắn. Các mẫu lấy từ cửa ra vào (cả cửa đẩy và cửa kéo), tay vịn cầu thang, nút nâng, ghế ở khu vực công cộng, phòng riêng, điện thoại, nút trên hệ thống liên lạc, ống nghe, mảnh đầu ống nghe, miếng che ngực, tấm chắn chính họ và những chiếc ghế bành đã gián tiếp tiếp xúc với tấm chắn. Sau đó, các tình nguyện viên được yêu cầu khoanh tay trước ngực trong khi sử dụng tấm chắn, trước khi để tay trên thành ghế.

Biểu đồ mức độ vi khuẩn, virus xuất hiện trên các bề mặt, đồ dùng và môi trường xung quanh sau khi dùng tay lau bằng khăn giấy và máy sấy khí để tiếp xúc. Màu đỏ đậm thể hiện cho máy sấy khí và màu xanh biển là khăn giấy.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng cả 2 cách làm khô bằng máy sấy khí vàkhăn giấyđều làm giảm đáng kể sự lây nhiễm virus ở tay (lần lượt là khoảng 100 và khoảng 1000 đơn vị virus/μl, xem hình trên).

Đối với 10 trên 11 bề mặt, ô nhiễm lớn hơn đáng kể đã được phát hiện sau khi sử dụng máy sấy khí. Tất cả các bề mặt được lấy mẫu sau khi sử dụng máy sấy khí cho thấy ô nhiễm thể thực khuẩn, so với chỉ 6 bề mặt sau khi sử dụng khăn giấy. Ô nhiễm bề mặt trung bình sau khi tiếp xúc bằng tay cao hơn 10 lần sau khi sử dụng máy sấy khí so với khăn giấy (thể hiện bằng chênh lệch 1.1 trên thang đo log: 4.1 so với 3.0 log10 bản/μl).

Sự phát tán của virus đối với tấm chắn hoặc quần cao hơn gấp 5 lần ở mấy sấy khi so với khăn giấy (tương ứng 3,5 và 2,8 log10 bản/μl). Chuyển thể thực khuẩn từ tấm chắn sang ghế bành qua hai cánh tay chỉ được phát hiện sau khi sử dụng máy sấy tay (trung bình 3,2 log10 bản/μl).

Điều này cho thấy sự di chuyển của vi khuẩn vào bề mặt môi trường có thể xảy ra trực tiếp từ bàn tay vẫn bị ô nhiễm sau khi đã làm khô, nhưng cũng gián tiếp từ cơ thể người đã bị nhiễm khuẩn trong quá trình sấy tay.

Các tác giả kết luận: "Có sự khác biệt rõ ràng ở phương pháp làm khô tay, khiến vi khuẩn còn sót lại của bàn tay và cơ thể con người. Điều quan trọng là những khác biệt về nhiễm khuẩn này chuyển thành mức độ ô nhiễm vi khuẩn lớn hơn khi dùng máy sấy khí so với sử dụng khăn giấy. Do nhà vệ sinh công cộng được sử dụng bởi bệnh nhân, khách và nhân viên, lựa chọn phương pháp làm khô tay được cho là có thể làm tăng (khi sử dụng máy sấy phản lực) hoặc giảm (khi dùng khăn giấy) khả năng truyền mầm bệnh trong môi trường bệnh viện".

 

Họ cũng lưu ý rằng những phát hiện của họ có tầm quan trọng đặc biệt vì đã có sự lây lan chung từ việc sử dụng khăn giấy sang máy sấy tay ở nhiều môi trường và khu vực trên thế giới, đặc biệt là trong môi trường chăm sóc sức khỏe ở Anh. Cả 2 hướng dẫn rửa tay của NHS và WHO đều khuyên mọi người nên sử dụng khăn giấy để lau khô tay (và cũng sử dụng khăn giấy để tắt vòi).

Họ kết luận rằng: "Chúng tôi tin rằng kết quả này có liên quan đến việc kiểm soát virus mới đang lan truyền với tốc độ nhanh trên toàn thế giới. Khăn giấy nên là cách mọi người dùng để lau khô tay sau khi rửa để giảm nguy cơ lây nhiễm và lây lan virus".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm