Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 4 tháng tuổi chuẩn nhất
Mẹo khử mùi hôi nhà vệ sinh đơn giản không phải ai cũng biết / Những công dụng tuyệt vời của giấy bạc có thể bạn chưa biết
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con phòng tránh được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các mũi tiêm vắc xin có thể kéo dài từ lúc mới sinh ra cho đến khi trưởng thành.
Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh truyền nhiễm nhất bởi cơ thể của bé lúc này còn non nớt, sức đề kháng yếu nên các yếu tố gây bệnh sẽ rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé.
Trẻ sơ sinh là giai đoạn từ lúc bé vừa chào đời cho đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi.Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ cần được tiêm một số mũi quan trọng có thể bảo vệ con lâu dài về sau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh giai đoạn từ 0 đến 4 tháng tuổi.
1. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2019
Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0 - 4 tháng tuổi cần được tiêm các mũi sau đây.
- Giai đoạn 24h sau sinh:
Tiêm phòng Lao BCG (mũi 1)
Tiêm phòng viêm gan B (mũi 1)
- Giai đoạn 1 tháng tuổi:
Tiêm phòng viêm gan B mũi 2
- Giai đoạn 2 tháng tuổi:
Tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 mũi 1
Uống vắc xin bại liệt lần 1
- Giai đoạn 3 tháng tuổi:
Tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 mũi 2
Uống vắc xin bại liệt lần 2
- Giai đoạn 4 tháng tuổi:
Tiêm vắc xin 5 trong 1 lần 3
Uống vắc xin bại liệt lần 3
2. Những lưu ý khi tiêm vắc xin giai đoạn trẻ sơ sinh
2.1 Vắc xin phòng chống Viêm gan B
Vì sao trẻ mới sinh ra trong vòng 24h phải tiêm phòng vắc xin viêm gan B? Viêm gan B là một bệnh bệnh gây viêm và hoại tử các tế bào ở gan cấp và mãn tính.Đây là một bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao do vi rút viêm gan B gây ra, chúng có thể lây từ mẹ sang con hoặc ngay cả dịch và máu của vết thương.
Vì vậy ngay từ lúc trẻ sinh ra cần được tiêm vắc xin phòng chống viêm gan B nhằm tránh bị lây lan bệnh từ mẹ sang cho cơ thể bé.
Trong trường hợp nếu trẻ không được tiêm vắc xin viêm gan B, trẻ bị lây nhiễm từ cơ thể người mẹ, bé có nguy cơ mắc bệnh xơ gan, ung thư gan chiếm tới 90%, tỉ lệ tử vong chiếm 25%. Vì vậy, mẹ sẽ hiểu được tầm quan trọng của vắc xin viêm gan B đối với trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu như thế nào, từ đó nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cẩn thận.
Đây là mũi tiêm thường được thực hiện ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Sau khi tiêm viêm gan B, trẻ có thể trẻ sẽ có những biểu hiện như quấy khóc do đau tại chỗ tiêm, vết tiêm tấy đỏ, sốt nhẹ, rất hiếm trường hợp sốc phản vệ.
Nếu trẻ không được tiêm hoặc trường hợp quên tiêm trong vòng 24h sau sinh thì phải tiêm trong vòng 7 ngày tiếp theo, càng sớm càng tốt.
2.2 Tiêm phòng lao BCG cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?
'Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào' là thắc mắc của nhiều mẹ. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về mũi vắc xin phòng chống bệnh lao ở trẻ sơ sinh.
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra, có khả năng lây lan cao qua đường không khí, chỉ cần nếu hít chung bầu không khí với người bị bệnh lao đã có khả năng lây bệnh.
Nếu mắc bệnh lao, người bệnh dễ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng ở phổi, xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể dẫn đến tử vong rất cao.
Vắc xin tiêm phòng lao BCG được khuyến khích nên tiêm cho trẻ sau sinh được 1 tháng tuổi. Nếu trẻ có sức khỏe tốt, phát triển ổn định thì vẫn có thể tiêm mũi đầu ngay sau khi sinh.
Nếu trường hợp trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, sốt cao, suy giảm miễn dịch nặng hoặc suy dinh dưỡng nặng,... thì nên hoãn tiêm mũi lao BCG nhưng sau đó phải tiêm bổ sung càng sớm càng tốt khi bé khỏe trở lại bình thường.
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh có sốt không?
Giống như một số loại vắc xin khác, tiêm phòng lao cũng có thể gây ra phản ứng đối với trẻ sơ sinh như sốt nhẹ, sưng hạch, để lại quầng đỏ tại vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo khoảng 6 tuần sau khi tiêm thì khỏi. Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch.
Nếu trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt cao, li bì, bỏ bú, quấy khóc kéo dài từ 1-2 ngày, vị trí tiêm sưng to và hạch nổi lên kéo dài hơn 6 tuần thì cần cho trẻ đi khám ngay.
Trường hợp trẻ có phản ứng nghiêm trọng hơn như sốt co giật, mệt lả, tím tái, hôn mê,... cần cho bé nhập viện cấp cứu ngay.
Để đảm bảo cho sức khỏe của bé, mẹ nên nán lại khoảng 30 phút sau khi tiêm để theo dõi những biểu hiện phản ứng ban đầu của bé, nếu không thấy có dấu hiệu bất thường thì mới đứa bé về nhà.
2.3 Mũi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1
Vắc xin 5 trong 1 hay còn gọi làPentaxim bao gồm 5 loại vắc xin phòng chống các bệnh:
- Bạch hầu
- Uốn ván
- Ho gà
- Bại liệt -viêm phổi
- Viêm màng não do vi khuẩn Hib
Đây là những căn bệnh trẻ rất dễ mắc phải khi mới sinh ra, nếu không may mắc phải sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu phát hiện chậm, trẻ có thể để lại những di chứng khi lớn lên như suy dinh dưỡng, trí óc chậm phát triển, tiếp thu kém,...
Vì vậy, việc tiêm vắc xin 5 trong 1 vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh mà mẹ không nên bỏ qua.
Tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ sơ sinh lúc nào?
Mẹ nên nhớ rõ để cho trẻ tiêm đầy đủ:
- Mũi 1: Khi trẻ được 2 tháng tuổi
- Mũi 2: Khi trẻ được 3 tháng tuổi
- Mũi 3: Khi trẻ được 4 tháng tuổi
- Mũi 4: Khi trẻ được 16-18 tháng tuổi
Như vậy trong giai đoạn sơ sinh mẹ nhớ cho trẻ tiêm đủ 3 mũi và 1 mũi khi trẻ được 16-18 tháng tuổi.
Những trường hợp hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 cho bé:
- Trẻ đang bị sốt cao, mệt mỏi
- Đã từng có biểu hiện sốt co giật trong các lần tiêm trước
- Từng bị sốc phản vệ trong vòng 48h sau khi tiêm
- Trẻ khóc dai dẳng từ 3-48h sau khi thực hiện các mũi tiêm khác trước đây.
Một số phản ứng xảy ra sau khi tiêm mũi 5 trong 1:
- Tại vị trí tiêm bị sưng đau khiến trẻ quấy khóc: Mẹ có thể dùng khăn xô bọc viên đá lạnh để chườm giảm đau cho bé.
- Nếu trẻ bị sốt cao trên 39 độ cần cho bé uống hạ sốt chứa thành phần paracetamol, nếu không đỡ thì cần cho bé khám bác sĩ.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé để thoát mồ hôi
- Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để bù nước.
2.4 Uống vắc xin bại liệt
Bại liệt là căn bệnh lây qua đường tiêu hóa, vi rút lây chủ yếu qua đường miệng và phân. Bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu trẻ nhỏ mắc phải có thể gây tàn tật suốt đời. Một số biến chứng có thể xảy ra đó là tê liệt vĩnh viễn ở một số bộ phận của trẻ như chân tay, cơ, thậm chí tử vong.
Vì vậy, mẹ cần nhớ lịch tiêm phòng để bổ sung vắc xin bại liệt cho trẻ sơ sinh. Có 3 lần uống vắc xin bại liệt được thực hiện lúc bé được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi.
Trên đây là lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần ghi nhớ cũng như một số điều mẹ cần lưu ý trong quá trình thực hiện tiêm phòng cho trẻ mà mẹ không nên bỏ qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài