Loại cá ngày xưa chỉ 'muối cho lợn ăn' đến chán ngán, nay thành đặc sản được bán với giá 300.000 đồng/kg
Thấy vợ bị mẹ hắt nước vào mặt, tôi 'đứng hình' vài giây rồi đáp trả bằng một hành động khiến 2 người phụ nữ 'không thể tin nổi' / Ly hôn 3 năm, vợ cũng vẫn còn giữ lại hình cưới, tôi nhắn tin hỏi lý do thì nhận lại đáp án sốc khiến tôi nghẹn lời chết lặng
Đó là cá tép dầu còn có tên gọi khác là cá thầu dầu, là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc ở Sơn La. Loài cá này có kích thước bé, chỉ bằng khoảng 2 - 3 đầu ngón tay. Tháng 1 đến tháng 4 hàng năm là thời điểm cá tép dầu vào mùa, người dân thu hoạch chúng ở sông Đà và lòng hồ thuỷ điện Sơn La.
Cá tép dầu được hô biến thành đặc sản, bán với giá khá đắt đỏ.
Mỗi mùa cá tép đến lượng cá nhiều, người dân bảo quản theo cách làm sạch, tẩm ướp gia vị và đem phơi khô. Cá sau khi được chế biến sạch trải qua công đoạn tẩm ướp, các gia vị như: Muối, tương ớt, sa tế, đường, bột nghệ,… được trộn đều cùng cá cho ngấm, thấm vào từng thớ thịt. Công đoạn cuối cùng là đem phơi những nơi thoáng mát, cao ráo.
Chị Hoài (ở Quỳnh Nhai, Sơn La) cho hay, trước đây cá tép dầu có nhiều vô kể nhưng không mang lại giá trị kinh tế, bà con bắt về để chế biến món ăn dân dã, không ăn hết thì làm mắm. Những năm dần đây, loại cá này bỗng "lên đời" thành đặc sản lạ được bán đi khắp các tỉnh thành. Để bắt được cá tép dầu, người dân phải dùng bóng điện thắp sáng dụ cá từ tối hôm trước, sáng hôm sau mới kéo lưới lên.
"Cá tươi khó vận chuyển, kích thước lại bé nên cá tép dầu tươi không đắt hàng. Người dân nơi đây đem phơi khô để bán ra thị trường. Cá tép dầu khô ngọt, được nhận xét có vị giống cá chỉ vàng", chị Hoài nói thêm.
Loài cá này bé, bởi vậy công đoạn chế biến, làm sạch phải rất kỳ công. Theo đó, cá sau khi được rửa sạch, nhặt bỏ cỏ rác, đánh sơ qua vảy và lọc sạch ruột. Cá được ướp với ớt tươi, đường, muối, sa tế và gia vị đặc trưng của địa phương, tất cả được ướp, trộn đều trong 15 phút, sau đó đem phơi nắng. Giàn phơi cá được thiết kế bằng tre, tùy thuộc vào thời tiết mà cá có thể phơi từ 2-4 ngày là có được sản phẩm cá tép dầu khô, cứ 5 kg cá tép dầu tươi chế biến được một kg cá tép dầu khô. Vào những ngày trời nắng hanh, nhiệt độ cao chỉ tầm một hai ngày là cá khô cong có thể thu đem đóng gói bảo quản được.
Trên chợ mạng, cá tép dầu tươi và khô được nhiều địa chỉ rao bán. Người bán giới thiệu cá tươi dày mình, ăn được cả xương, nhiều canxi tốt cho sức khỏe, có thể kho hoặc nấu canh chua, làm chả cá...
Cá tép dầu khô có giá đắt hơn nhiều, lên tới 300.000 đồng/kg, có thể nướng hoặc rán, là món nhậu rất được ưa chuộng.
Chị Giêng (Sơn La) cho biết, với cách chế biến tép dầu khô đặc trưng của vùng đất này, người thưởng thức sẽ thích thú bởi hương thơm, độ ngậy, vị ngọt, cay… đan xen trong những thớ thịt trắng ngần của cá.
"Đến mùa, gia đình tôi mua cá tép dầu tại thuyền rồi về làm khô. Khô cá có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, nhiều khách ở các tỉnh thành đặt mua, hoặc các nhà hàng, quán nhậu. Vì lạ lẫm và thơm ngon, khô cá tép dầu giờ đây được nhiều du khách mua về làm quà cho người thân, bạn bè", chị Giêng chia sẻ.
Để chọn được khô cá tép dầu ngon thì phải lựa chọn từ màu sắc bên ngoài của con cá. Màu sắc của con cá phải có màu vàng nhạt, trong và tươi sáng. Khi bạn sờ vào cá cảm thấy khô không bị ướt tay, nhưng bản thân con cá vẫn đầy và chắc thịt, nếu cá bị ướt và rỉ nước tức là cá đã được để rất lâu, không nên mua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?