Loại chất béo nào không tốt cho tim mạch
5 thực phẩm chứa toàn chất béo, ăn một miếng cũng có thể gây tăng cân khó kiểm soát / 4 cách để tăng tốc độ đốt cháy chất béo dư thừa
Chất béo
Chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe tim mạch. Nguồn ảnh: Internet
Chất béo là một dạng Lipid. Chúng thuộc nhóm cung cấp năng lượng, cùng với chất bột đường, chất đạm, nhưng chất béo cung cấp nguồn năng lượng đậm đặc nhất. Chất béo bao gồm một nhóm các hợp chất hòa tan trong các dung môi hữu cơ và thường không hòa tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Chất béo là một phần dinh dưỡng cần thiết của cơ thể
Bổ sung năng lượng thiết yếu
Chất béo là một nguồn năng lượng dồi dào. Nó cung cấp 9 calo mỗi gam, trong khi protein và carb mỗi loại chỉ cung cấp 4 calo mỗi gam. Chất béo tích trữ trong cơ thể giúp bảo vệ các cơ quan, giữ ấm cho cơ thể và bổ sung một nguồn năng lượng dồi dào khi đói.
Điều hoà hoạt động hoocmon và gen
Chất béo điều hòa sản xuất hoóc-môn sinh sản và steroid, cũng như các gen liên quan đến tăng trưởng và trao đổi chất.
Hỗ trợ phát triển não
Hấp thụ một lượng vừa đủ chất béo rất quan trọng cho não bộ, bao gồm cả tâm trạng.
Vận chuyển hấp thụ vitamin tan
Vitamin A, D, E và K phải được dùng chung với chất béo để được hấp thụ một cách tốt nhất.
Tránh sử dụng chất béo chuyển hóa và hạn chế sử dụng chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa: Hầu hết chất béo bão hòa là chất béo động vật được tìm thấy trong các loại thịt và các sản phẩm từ sữa. Nguồn chất béo bão hòa bao gồm: Mỡ bò, mỡ lợn, da gà; Sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, kem; Các loại dầu dừa, dầu cọ...
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL). Mức LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn càng ăn nhiều chất béo bão hòa thì dường như bạn càng có nhiều LDL trong cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không phải tất cả LDL đều xấu.
Loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa cũng có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, ăn nhiều thịt chế biến sẵn trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, sử dụng chất béo từ các sản phẩm sữa được coi là một lựa chọn an toàn và nên tránh các loại thịt đã qua chế biến.
Chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa là một loại axit béo có hại được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nếu chúng ta thường xuyên ăn loại chất béo này thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch bởi cấu trúc hóa học của chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng cholesterol xấu và làm giảm lượng cholesterol tốt.
Hầu hết chất béo chuyển hóa là nhân tạo và được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, các loại đồ nướng, bánh ngọt… Chất béo chuyển hóa cũng được tìm thấy một lượng nhỏ trong các thực phẩm làm từ sữa, thịt động vật...
Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa tự nhiên không đáng lo ngại bằng chất béo chuyển hóa nhân tạo. Chúng được tạo nên bởi mỡ và dầu qua tinh chế, xuất hiện trong thực phẩm chế biến thông qua cách sử dụng dầu thực vật được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần (chiên ngập dầu, nướng....).
Để tránh chất béo chuyển hóa và hạn chế chất béo bão hòa thì cách tốt nhất là cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các chất béo lành mạnh, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… thay vì những thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ