Đời sống

Loài cỏ mọc hoang nay là đặc sản hiên ngang trên mâm cỗ nhà giàu

Năn vốn là loài cỏ mọc hoang, sở dĩ có tên gọi là năn bộp vì khi ta dùng tay vỗ nhẹ vào cọng, năn sẽ phát ra tiếng kêu 'bộp'. Ngày nay, năn bộp là loại rau sạch được mọi người ưa thích vì lạ miệng, giòn, có mùi thơm thoảng đặc trưng.

Từ xa xưa, ở xứ Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, năn bộp hay năn được biết đến là một loài cỏ ngọt mọc hoang trên những cánh đồng trũng, phèn mặn, người dân sư dụng loại thực phẩm này như một loại rau ăn sống hoặc chế biến nhiều món ăn.

Sở dĩ có tên gọi là năn bộpvì khi ta dùng tay vỗ nhẹ vào cọng, năn sẽ phát ra tiếng kêu “bộp”. Ngày nay, năn bộp là loại rau sạch được mọi người ưa thích vì lạ miệng, giòn, có mùi thơm thoảng đặc trưng.

Năn trộn gỏi gà là món ăn khá dễ gặp khi đến Cà Mau vào mùa thu hoạch năn bộp. Ảnh: Chúc Ly.

Năn bộp còn được sử dụng như một món rau ăn sống. Trong ảnh: Năn bộp ăn kèm cá chạch kho nghệ. Ảnh: Chúc Ly.

Không ai biết tác giả của món ăn từ năn là ai, nhưng theo các cụ, trẻ chăn trâu trên những cánh đồng ngập nước là người có công đầu, kế đó là những người dân nghèo khai phá ra món ăn độc đáo này.

Còn đây là món mắm kho ăn kèm năn bộp. Ảnh: Chúc Ly.

Theo Đông y, năn bộp có tính bình, hỗ trợ tỳ vị, có nhiều dinh dưỡng và chất sơ. Những gốc năn bóc tách hết vỏ vàng nâu bên ngoài lấy phần non màu trắng được dùngđể làm rau ăn sống, trộn gỏi, xào, nấu canh, nhúng lẩu.

Mùa năn thường bắt đầu từ khoảng giữa tháng 5 cho đến cuối tháng 9 (âm lịch) hằng năm. Lúc này, do mưa nhiều nên năn sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Thu hoạch năn bộp giúp nhiều hộ có thu nhập khá. Ảnh: Chúc Ly.

Những ngày này, khi đến với xã Tân Lộc, huyện Thới Bình (Cà Mau), chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều nông dân trầm mình dưới những cánh đồng năn bộp bạt ngàn. Riêng tại đây, nhờ mọc hoang, không sử dụng phân thuốc nên cây năn ở vùng này có vị ngọt thanh, ngon hơn hẳn loại năn đuợc trồng ở những nơi khác. Nhờ đó, năn bộp ở đây được khách hàng rất ưa chuộng, tìm mua.

Mỗi kg năn thành phẩm được bán với giá khoảng 30.000 đồng/kg. Ảnh: Chúc Ly..

Nhiều người đem năn thu hoạch ra nơi bán, vừa lột năn vừa bán. Ảnh: Chúc Ly.

Nhờ vị ngon, ngọt từ nhiên nên năn bộp thường được chế biến thành các món xào, gỏi, nấu canh hay nhúng lẩu. Ảnh: Chúc Ly.

Nắm được nhu cầu này, nhiều hộ dân ở ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình đã bỏ công nhổ, lột năn, kiếm thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống. Cũng từ đây, loài cây này trở thành một đặc sản tại đây.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Quách Văn Đặng (ngụ ấp 7, xã Tân Lộc), một trong những người có thâm niên trong nghề nhổnăn, cho hay: “Tôi làm nghề nhổ năn được khoảng 5 năm, mỗi ngày 2 vợ chồng nhổ và sơ chế trung bình được khoảng 5-10kg năn thành phẩm. Qua đó, đem về nguồn thu nhập khoảng 300.000 đồng/ngày”.

Đoạn gốc năn sau khi thu hoạch bà con dùng cây nhọn rạch một đường ở gốc, sau đó lột bỏ lớp vỏ ngoài, chỉ lấy phần lõi non. Ảnh: Chúc Ly.

Phần lõi năn non sau khi sơ chế. Ảnh: Chúc Ly.

“Năn bộp sau khi nhổ xong phải tiến hành lột vỏ già, chỉ lấy một đoạn gốc non khoảng 30cm. Ở đây nhiều hộ không có đất làm lúa đã kiếm được thu nhập khá từ loài cây này. Từ nghề nhổ và sơ chế năn bộp đem bán, nhiều hộ thu về từ 40-50 triệu đồng/vụ”- bà Nguyễn Thị Hồng, ngụ cùng địa phương chia sẻ.

Theo Chúc Ly/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo