Đời sống

Loại củ quen thuộc nhiều người không biết là “tiểu nhân sâm” nên chê vì rẻ

Được mệnh danh là “tiểu nhân sâm”, loại củ này có giá trị dinh dưỡng cao góp phần cải thiện chức năng thận và làm cho da dẻ hồng hào, mắt sáng.

Loại quả đắng ngắt nhưng đại bổ, nấu cách này vừa đẹp lại ngon / Loại thịt gia cầm bổ gấp 9 lần thịt gà, là "thượng phẩm" bồi bổ sức khỏe

Siêu thực phẩm tốt cho sức khoẻ

Cà rốt hiện có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng cao, nguồn vitamin dồi dào và chứa khoáng chất quan trọng.

Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của một người, nửa cốc nước ép cà rốt có thể đáp ứng tới 73% nhu cầu vitamin A; 9% vitamin K; 8% lượng kali và chất xơ; 5% vitamin C; 2% canxi và sắt cho cơ thể.

Loại củ quen thuộc nhiều người không biết là “tiểu nhân sâm” nên chê vì rẻ 1

Cà rốt có thể ăn sống, hấp, luộc, nướng hoặc làm nguyên liệu trong các món súp và hầm quen thuộc.

Cà rốt được mệnh danh là “tiểu nhân sâm” bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn củ cải trắng, có tác dụng bổ trung ích khí, bổ can thận, điều hòa sắc da, có thể cải thiện chức năng thận và làm cho nước da của bạn ngày càng hồng hào.

Ngoài ra, còn có tác dụng dưỡng tâm an thần, giúp ngủ ngon, cải thiện tình trạng mất ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngoài những công dụng kể trên, cà rốt còn giàu caroten có tác dụng giảm mỏi mắt, giúp mắt sáng, thị lực tốt hơn. Cà rốt cũng có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa da. Uống cà rốt thường xuyên sẽ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể ngày càng khỏe hơn.

Công dụng sức khoẻ nổi tiếng nhất của cà rốt là giúp đôi mắt khỏe mạnh và sáng hơn. Chúng giàu beta-carotene - một hợp chất mà cơ thể chuyển thành vitamin A, hay còn gọi là tiền vitamin A, giúp mắt khỏe mạnh.

 

Hơn nữa, beta-carotene còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời và làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể, cũng như các vấn đề thị lực khác.

Lutein có trong cà rốt màu vàng có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác - nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở Hoa Kỳ.

Loại củ quen thuộc nhiều người không biết là “tiểu nhân sâm” nên chê vì rẻ 2

Ăn cà rốt có thể mang lại rất nhiều lợi ích, từ tăng cường sức khỏe mắt đến ngăn ngừa nguy cơ tim mạch.

 

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt chứa sắt và vitamin A có tác dụng phòng và chữa thiếu máu. Tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em và đặc biệt tốt với những trường hợp tiêu chảy nhẹ trong việc hấp thụ vi khuẩn.

Trong cà rốt có hai hoạt chất chống Ôxi hoá chính là carotenoids (cà rốt màu cam và vàng) và anthocyanin (cà rốt màu đỏ và tím). Chất chống oxy hóa đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt các gốc tự do có hại trong cơ thể, nhờ đó làm giảm nguy cơ bị ung thư.

Bên cạnh đó, một củ cà rốt vừa sẽ cung cấp khoảng 4% nhu cầu kali hàng ngày, giúp thư giãn các mạch máu, tránh nguy cơ huyết áp cao và các vấn đề tim mạch khác.

Hơn nữa, cà rốt có chất xơ, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ăn nhiều chất xơ cũng có thể hạ lipoprotein mật độ thấp trong máu, hay còn gọi là LDL cholesterol xấu. Cuối cùng, cà rốt đỏ cũng có lycopene, giúp ngăn ngừa bệnh tim.

 

Loại củ quen thuộc nhiều người không biết là “tiểu nhân sâm” nên chê vì rẻ 3

Cà rốt là một thức ăn quen thuộc, có mặt trong nhiều món ăn thường ngày.

Beta-carotene trong cà rốt không chỉ tốt cho mắt, mà nó còn có tác dụng đặc biệt trong việc tăng cường trí nhớ, hạn chế nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, hợp chất beta-carotene này còn giúp cho hệ thần kinh trung ương được bảo vệ tốt hơn, hạn chế được quá trình lão hoá sớm.

 

Đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn. Ngoài ra, cà rốt còn chứa vitamin K, một lượng nhỏ canxi và phốt pho, góp phần vào sức khỏe của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương.

Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng không nên ăn nhiều vì như vậy cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết.

Ăn cà rốt thế nào để tốt nhất cho sức khoẻ?

Loại củ quen thuộc nhiều người không biết là “tiểu nhân sâm” nên chê vì rẻ 4

Cách chế biến cà rốt được nhiều người lựa chọn nhất là làm nước ép và sinh tố.

 

Cà rốt là một loại củ đa năng, có thể ăn sống, hấp, luộc, nướng hoặc làm nguyên liệu trong các món súp và hầm quen thuộc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng luộc có thể làm giảm hoặc loại bỏ một số hàm lượng vitamin. Vì vậy ăn cà rốt sống hoặc hấp là cách đảm bảo giá trị dinh dưỡng nhất.

Bạn có thể cắt cà rốt thành que sợi nhỏ và ăn trong món khai vị hoặc xà lách trộn, thêm cà rốt cắt nhỏ vào các món nướng. Carotenoids và vitamin A trong cà rốt có thể hấp thụ tốt hơn khi có chất béo. Do đó, mọi người nên ăn cà rốt với một nguồn chất béo có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như quả bơ hoặc các loại hạt.

Bên cạnh đó, cách chế biến cà rốt được nhiều người lựa chọn nhất là làm nước ép và sinh tố để có hương vị ngọt tự nhiên, dịu nhẹ. Các chuyên gia khuyên nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30-50g cà rốt/lần.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm