Đời sống

Loại đồ uống khoái khẩu khiến bệnh tật không chừa một ai

Đối với nhiều người, không gì mang lại cảm giác sảng khoái hơn một cốc nước lạnh, nhưng họ lại bỏ qua những tác hại của thức uống chiều vị giác này.

Những người vẫn giữ những thói quen sau đây khi về già thường sống một cuộc đời vất vả và mệt mỏi / Già đi, người thông minh sẽ giấu 3 điều trong bụng, nhưng người có EQ thấp lại nói cho con cái biết

Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn sẽ làm mạch máu co lại gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và giữ ấm cơ thể. (Ảnh: ITN)

Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn sẽ làm mạch máu co lại gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và giữ ấm cơ thể. (Ảnh: ITN)

Theo Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, uống đủ nước trong ngày là chìa khóa để ngăn ngừa tình trạng mất nước, vốn có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

Và theo Nhà xuất bản Y tế Harvard, giữ nước là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể của bạn vì nó hỗ trợ tiêu hóa, mang chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào của bạn, loại bỏ vi khuẩn từ bàng quang, hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh và ổn định nhịp tim, bảo vệ các cơ quan và mô,...

Tuy nhiên, nếu lượng nước bạn tiêu thụ là nước lạnh thì câu chuyện về sức khỏe sẽ có diễn biến hoàn toàn khác.

Dưới đây là lý do vì sao giới chuyên gia khuyên bạn nên tránh uống nước lạnh.

 

Nước lạnh gây viêm họng

Khi bạn uống nước lấy từ tủ lạnh, nó có thể hình thành chất nhầy, khiến bạn cảm thấy khó thở. Do đó có thể xảy ra các vấn đề như đau họng, tích chất nhầy, cảm lạnh và sưng họng.

Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp, việc sử dụng các đồ uống lạnh một cách thường xuyên có thể khiến hệ thống niêm mạc hô hấp bị tổn thương, viêm nhiễm.

Đây chính là lý do tại sao không nên uống đồ lạnh vào mùa đông nếu bạn không muốn đối mặt với các vấn đề như ho, viêm họng, cảm lạnh, sổ mũi,...

Các chuyên gia khuyên cáo, việc sử dụng nước ấm hoặc các đồ uống ấm - nóng vào màu đông sẽ giúp bạn bảo vệ hệ hô hấp tốt hơn, đồng thời có thể làm giảm các triệu chứng ho, kích ứng, hôi miệng, khô miệng,...

 

Tác động lên nhịp tim

Uống nước lạnh cũng có thể làm giảm nhịp tim của cơ thể. (Ảnh: ITN)

Uống nước lạnh cũng có thể làm giảm nhịp tim của cơ thể. (Ảnh: ITN)

Uống nước lạnh cũng có thể làm giảm nhịp tim của cơ thể. Theo một nghiên cứu, dây thần kinh sọ thứ mười (dây thần kinh phế vị) bị kích thích khi uống nhiều nước lấy từ tủ lạnh.

 

Dây thần kinh làm công việc kiểm soát các chức năng không tự nguyện của cơ thể. Tác động của nước ở nhiệt độ thấp tác động trực tiếp lên dây thần kinh phế vị, khiến nhịp tim giảm.

Gây đau đầu

Uống nước lạnh hoặc nước đá ngay sau khi đi ra ngoài trời là thói quen vô cùng nguy hiểm. Cụ thể, uống nước lạnh có thể làm mát nhiều dây thần kinh ở cột sống, ảnh hưởng đến não và dẫn đến đau đầu. Tình trạng này thậm chí khiến những người mắc các vấn đề về xoang cảm thấy khó chịu hơn.

Tăng cân

Giới chuyên gia cho rằng những người muốn giảm cân không nên uống nước lạnh. Do nước lạnh nên việc đốt cháy chất béo có trong cơ thể trở nên khó khăn. Mỡ trong cơ thể đông cứng lại khi uống nước lạnh khiến kế hoạch tiêu mỡ, giảm cân hoàn toàn “phá sản”.

 

Gây khó tiêu, rối loạn hệ tiêu hóa

Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn sẽ làm mạch máu co lại gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và giữ ấm cơ thể.

Trong bữa ăn, bạn tiêu thụ một lượng chất béo lớn nhưng sau đó lại uống nước lạnh, chất béo bị co lại, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.

Thêm vào đó, khi bình thường dạ dày sẽ tiêu hóa nhanh hơn với những thức ăn có nhiệt độ tương đương với cơ thể, trái lại, quá nóng hay quá lạnh đều khiến hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn do nhiệt độ thay đổi đột ngột, có thể dẫn đến tiêu chảy.

Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể

 

Vào mùa lạnh, nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại đồ uống lạnh có thể gây ra tình trạng mạch máu co thắt khiến máu lưu thông chậm hơn.

Ngược lại, nước ấm lại khiến mạch máu giãn nở và thúc đẩy quá trình đưa máu tới các cơ quan khác hiệu quả hơn. Điều này sẽ khiến cơ thể trở nên khỏe mạnh, hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, việc máu được lưu thông tốt cũng sẽ giúp quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài là tốt hơn. Nhờ vậy, sức đề kháng của cơ thể cũng được cải thiện rõ rệt.

Như vậy, tại sao không nên uống đồ lạnh mà thay vào đó nên sử dụng các loại đồ uống ấm – nóng là hoàn toàn dễ hiểu.

Uống nước đá lạnh có thể làm cơ thể cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn. Nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của bạn về lâu dài. Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng.

 

- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm