Loại gia vị được mệnh danh là Tứ bảo của Đông y, trị bệnh hay dưỡng nhan đều xuất sắc
Những thực phẩm 'rút ngắn tuổi thọ', nhiều người Việt nghiện ăn hàng ngày / Thực phẩm giúp tiêu độc, thanh lọc cơ thể, 'càng ăn càng trẻ'
Ngoài làm gia vị trong nấu ăn, từ xưa quế đã được coi là 1 trong 4 vị thuốc quý, tứ bảo của Đông y, đó là: Sâm, Nhung, Quế, Phụ.
Quếcó chứa nhiều vitamin và khoáng chất như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm, magiê, vitamin A, niacin…, ngoài ra còn giàu chất xơ và chất chống oxy hóa nên từ xưa, quế đã được dân gian tận dụng để trị nhiều bệnh.
Nhiều lợi ích khi sử dụng quế
Quản lý bệnh tiểu đường loại 2
Có lẽ lợi ích đáng kinh ngạc và thú vị nhất của một liều quế hàng ngày là tác động của nó đối với bệnh tiểu đường loại 2. Nó có thể giúp kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm huyết áp và cải thiện độ nhạy insulin. Một số hợp chất nhất định trong quế có thể bắt chước tác dụng của insulin và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, một chức năng rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Giảm cholesterol
Quế có thể giúp giảm mức LDL (cholesterol xấu) và tăng mức HDL (cholesterol tốt). Một hợp chất đặc biệt là cinnamate có thể làm giảm hoạt động của một loại enzym tạo ra cholesterol, do đó làm giảm lượng axit béo trong máu.
Chống lại mụn trứng cá
Quế có thể ngăn chặn vi khuẩn gây mụn trứng cá! Để làm một loại mặt nạ trị mụn tuyệt vời, bạn chỉ cần kết hợp 3 thìa mật ong với 1 thìa quế xay để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Để nó trên da trong 10 phút, sau đó rửa sạch và tận hưởng khuôn mặt tươi mới của bạn.
Giảm viêm
Cinnamaldehyde là một hợp chất đáng kinh ngạc tạo ra mùi và hương vị cho quế, đồng thời nó cũng có thể làm dịu sưng và ngăn ngừa các tiểu cầu trong máu kết tụ lại với nhau. Chất chống viêm của nó không dừng lại ở đó; nó cũng có thể ngăn chặn một số chất liên quan đến sự phát triển bất thường của tế bào và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hơi thở tươi mát
Những người hay ăn kẹo cao su có thể chứng thực sức mạnh làm thơm mát hơi thở của quế. Cinnamaldehyde lại phát huy tác dụng, tiêu diệt vi khuẩn khó chịu ở miệng. Để có được hơi thở thơm mát, hãy nhai kẹo cao su quế hoặc tự làm nước súc miệng bằng cách đun sôi 5 thanh quế trong 1 cốc nước trong 5 phút, sau đó sử dụng như nước súc miệng thông thường.
Chốngoxy hóa
Vỏ quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, ví dụ như polyphenol. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn hại do oxy hóa gây ra từ các gốc tự do. Trong một nghiên cứu nhằm so sánh khả năng chống oxy hóa giữa 26 loại gia vị khác nhau, gia vị quế đã đứng ở vị trí đầu bảng, thậm chí vượt qua cả tỏi và oregano. Trên thực tế, vỏ quế giúp chống oxy hóa mạnh đến mức có thể được dùng như một chất bảo quản tự nhiên.
Phòng ngừa ung thư
Ung thư là một bệnh nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể không kiểm soát được sự phát triển tế bào. Một nghiên cứu vào năm 2015 ở Trường Đại học Arizona (Mỹ) đã nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm và chứng minh được chất chiết xuất từ vỏ quế có thể bảo vệ cơ thể trước bệnh ung thư.
Một nghiên cứu trên những con chuột bị ung thư đại tràng đã cho thấy quế kích hoạt được các enzym giải độc có trong đại tràng, từ đó chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, các thí nghiệm trên ống nghiệm cũng cho thấy quế có thể kích hoạt phản ứng chống oxy hóa bảo vệ trong các tế bào đại tràng ở người.
Làm đẹp
Khi môi bị khô, hãy thoa lên môi ướt một ít bột quế, mat-xa trong vài phút rồi rửa lại với nước sạch, môi sẽ trở nên mềm mịn thấy rõ
Dùng quế cho mái tóc mượt hơn thì cần sự chăm sóc cầu kỳ hơn một chút. Bạn trộn đều hỗn hợp mật ong, nước, dầu ô-liu và bột quế và ủ lên tóc trong 4 – 5 giờ, thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ cảm nhận được mái tóc bóng mượt, khỏe khoắn hơn hẳn.
Những tác hại của quế khi dùng không đúng cách
Gây tích tụ độc tố
Cũng như nhiều thứ khác, dùng quế trong một thời gian dài sẽ tạo nên một lượng độc chất nhất định trong cơ thể. Theo Bộ y tế Mỹ, chỉ nên dùng 6gr quế hàng ngày trong 6 tuần hoặc ít hơn thế, đây là mức độ an toàn cho cơ thể con người. Hoặc có thể dùng quế trong 5 ngày sau đó ngưng sử dụng 2 ngày, rồi mới sử dụng lại.
Có thể làm loãng máu
Quế gây ra hiện tượng máu loãng. Đặc biệt là với quế Cassia. Đặc tính làm loãng máu này của quế Cassia giống như một chất chống đông máu và đặc biệt với những người đang bị bệnh tim.
Gây dị ứng
Có một nhóm thiểu số người bị dị ứng với quế các triệu chứng chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt, thở dốc (đặc biệt là với dầu quế), đau bụng, sưng mặt hoặc tay, sốc phản vệ (nhịp tim loạn, chóng mặt, choáng, giảm huyết áp đột ngột) và buồn nôn.
Dị ứng quế không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế sử dụng nếu như bạn biết mình bị dị ứng với quế.
Giảm mức đường huyết
Một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chính là nếu dùng quế với một lượng quá nhiều sẽ khiến lượng đường huyết giảm đi đáng kể, gây ra tình trạng mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu… Nguyên nhân là do cây quế có thể tăng cường hiệu quả của các loại thuốc này, làm cho mức đường trong máu tụt giảm đến mức quá thấp.
Ngoài ra, việc sử dụng quế với một lượng quá mức cho phép còn gây ra các vấn đề về hô hấp, gây loét miệng, tổn thương gan và làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ