Loại nước bạn cần tránh trong thời kỳ kinh nguyệt
Sai lầm khi ăn dặm khiến trẻ ngày càng còi cọc / Bị bệnh này cần tránh ăn trứng nếu không sẽ hại thân
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt
Trong ngày đèn đỏ bạn không nên uống nước chanh.
Đây không còn là hiện tượng xa lạ đối với các chị em phụ nữ, Trong mỗi chu kỳ, thường sẽ có một trứng rụng, nếu chúng không được thụ tinh thành công thì lớp nội mạc tử cung bắt đầu bong ra, một chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Trong đó, lớp nội mạc tử cung được đào thải ra khỏi cơ thể người phụ nữ, chúng đi ra qua âm đạo. Đây chính là thời gian người phụ nữ hành kinh. Đối với mỗi người thời gian hành kinh, lượng máu có thể nhiều hoặc ít khác nhau.
Khi các bạn nữ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì thì kinh nguyệt sẽ xảy ra đều đặn theo chu kỳ nhất định, thông thường là ở tuổi 12 - 16. Một chu kỳ kéo dài 3 - 7 ngày, nếu kéo dài từ 7 - 10 ngày nhưng lượng máu kinh ra ít thì vẫn có thể chấp nhận. Mỗi chu kỳ trung bình cách nhau khoảng 28 ngày, tùy vào cơ thể mỗi người mà khoảng cách giữa chu kỳ có thể dài hoặc ngắn hơn từ 3 - 5 ngày so với mức trung bình. Nếu nằm trong những mốc thời gian như vậy, các bạn hoàn toàn yên tâm nếu như chu kỳ của mình khác so với mọi người. Trong thời kì này bạn không nên uống những thực phẩm dưới đây.
Kiêng kỵ đồ uống chua: Nước chanh, nước quất, giấm hoa quả
Dù nước chanh mà các bạn nữ thích uống có thể giúp chống oxy hóa, nước quất làm dịu cơn khát, hay giấm hoa quả thúc đẩy tiêu hóa thì phụ nữ cũng không nên uống nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ Diệp Nhu Đoan giải thích thêm: “Nữ giới có cơ thể nhạy cảm không nên ăn chua trong giai đoạn hành kinh. Bởi điều này sẽ tác động kích thích hệ thống thần kinh thực vật, gây co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung. Dẫn đến tình trạng đau bụng kinh âm ỉ và xuất hiện dấu hiệu máu kinh ra nhiều hơn trong thời gian ngắn”.
Kiêng kỵ thực phẩm thuộc tính lạnh: Nước dưa hấu, nước dừa, trà xanh, nước ép măng tây
Các loại thực phẩm có tính lạnh, mát nói chung có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. "Phụ nữ ăn quá nhiều những thực phẩm lạnh trong kỳ kinh nguyệt dễ gây lạnh và ứ huyết, ảnh hưởng đến việc thông kinh", bác sĩ Diệp Nhu Đoan cho biết. Trái cây và rau quả lạnh bao gồm dưa hấu, dưa lưới, cũng như cam quýt, bưởi, dứa, kiwi, thanh long, dừa, bí đao măng tây,…
Đồ uống trà lạnh bao gồm trà xanh và trà đen. Cả trà đen và trà xanh đều chứa rất nhiều axit tannic. Đây là loại axit có khả năng làm tiêu hao vitamin B trong cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Do đó, nếu sử dụng trà xanh và trà đen trong thời gian có kinh sẽ khiến cho tình trạng thiếu máu càng trở nên trầm trọng hơn.
Kiêng kỵ đồ uống có cồn: Rượu vang đỏ, rượu vang trắng, rượu trái cây
Nhiều phụ nữ quen uống rượu vang đỏ và rượu trái cây trước khi đi ngủ để thư giãn và giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng tốt nhất là không nên làm điều này trong thời kỳ kinh nguyệt. Rượu sẽ làm giãn mạch và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, uống rượu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt dễ làm kéo dài thời gian hành kinh và làm tăng lượng máu kinh, đặc biệt hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu máu.
Ngoài 3 loại đồ uống trên, những phụ nữ bị viêm vùng chậu mãn tính hoặc lạc nội mạc tử cung cũng không nên ăn nhiều đồ cay, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Loại nước cần uống trong ngày đèn đỏ
Nước dừa
Nước dừa vừa giải khát, vừa tốt cho sức khỏe lại còn tốt cho bạn gái trong “ngày đèn đỏ”. Nước dừa giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng trễ kinh, giảm đau bụng kinh rất hiệu quả.
Trà gừng
Bạn nên chuẩn bị gừng trong ngăn bếp của mình để pha vào những ngày “đèn đỏ”. Vì gừng có chứa nhiều tinh chất zingiberol, ginger oil giúp ức chế sự hình thành rostaglandin - tác nhân gây các cơn co thắt tử cung và đau bụng kinh.
Bạn nên chuẩn bị trong gừng trong ngăn bếp của mình để pha vào những ngày “đèn đỏ”. Vì gừng có chứa tinh chất zingiberol, ginger oil giúp ức chế hình thành rostaglandin - tác nhân gây các cơn co thắt tử và đau bụng kinh.
Đậu nành
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đậu nành có chứa chất isoflavon, có tác dụng làm giảm những cơn khó chịu và căng thẳng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Thêm vào đó, phytoestrogen có trong đậu nành là hợp chất có thể thay thế nội tiết tố nữ (estrogen), giúp làm giảm các triệu chứng thời kì mãn kinh do thiếu hụt estrogen như mất ngủ, lo âu, rối loạn kinh nguyệt...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được