Loại quả xưa rụng đầy không ai bán, giờ thành đặc sản có hương vị lạ dân thành phố "săn lùng", 70.000 đồng/kg
Trên bình nóng lạnh có 1 'công tắc ẩn', biết cách dùng hơn chục năm vẫn bền như mới / Người xưa thường nói 'con người có ba việc cấp bách', đó là ba việc cấp bách nào? Nâng cao kiến thức sẽ rất có ích
Miền Tây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với đa dạng hệ sinh thái thực vật, vô vàn loài cây cỏ, củ quả lạ có thể làm thành món ăn mang hương vị riêng, trong đó phải kể tới trái giác.
Giác có tên khoa học Cayratia trifolia, là một loài dây leo thân gỗ, thích hợp với thổ nhưỡng nhiều phù sa, trong đất lại nhiễm phèn, mặn. Ở Việt Nam, trái giác có nhiều ở miền Tây, đặc biệt là vùng đất Cà Mau.
Trái giác được ví như "nho rừng" vì chúng mọc thành từng chùm, màu đỏ thẫm đẹp mắt
Trước đây ở trong những cánh rừng, cây giác nhiều vô tận, mọc khắp nơi. Dây giác có sức sống rất mãnh liệt, vào mùa nắng sẽ tàn nhưng mùa mưa đến lại đâm chồi và phát triển rất nhanh. Khi còn non, trái nhỏ như hạt đậu xanh. Càng lớn, trái to khoảng đầu ngón tay út. Đến mùa, từng chùm giác lúc lỉu rụng đỏ cành như những trái nho rừng. Chỉ có người dân địa phương hái một ít về để nấu các món dân dã như cá kho, canh chua... Những quả còn lại chín rụng đầy gốc hoặc chim đến rỉa,không ai ngó ngàng.
Mấy năm trở lại đây, loại quả mọc hoang dai này bỗng trở thànhmột loại quả gia vị“đặc sản” cho nhiều món ăn của người miền Tây trong các nhà hàng,hoặc để làm mứt, ngâm rượu, thậm chí còn giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập nhờ hái trái giác bán cho khách du lịch và thương lái.
Chị Lài (một người dân ở Cà Mau) chia sẻ:"Trái giác non có vị chua chát, càng lớn vị thay đổi từ chua thanh đến chua ngọt. Từ lâu người dân địa phương đã hái những trác già nhưng chưa chín hẳn để làm gia vị cho món cá kho hay canh chua. Đây là món ăn đặc trưng miền sông nước. Vị chua của trái giác rất dịu, đi kèm với mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu nên ai ăn thử đều mê mẩn".
Chị Lài nói thêm, mấy năm gần đây, nhiều nhà hàng quán ăn đưa nhiều món ăn chế biến từ trái giác vào thực đơn. Ngoài ra, khách du lịch cũng tò mò tìm mua thứ quả lạ này để ăn thử nên chúng được biết tới nhiều hơn.
Ngoài quả tươi, người dân địa phương còn dùng trái giác để làm mứt, ngâm rượu,... Rượu trái giác có màu đỏ tím đẹp mắt, thơm và dễ uống mà cũng dễ say. Nhưng do không pha cồn nên nếu dùng với tỷ lệ vừa phải, rượu giác cũng giúp bữa ăn ngon miệng hơn.
Trái giác dùng để kho cá sẽ át đi mùi tanh của cá.
"Cứ đến mùa tôi gom trái giác của người làng đi hái, bán cả tạ trái giác cho cả khách mua lẻ và mua sỉ đi khắp các tỉnh thành. Mỗi kg trái giác mua lẻ có giá 40.000-70.000 đồng, còn mua sỉ thì giá mềm hơn. Trái giác mọc dại nên số lượng phụ thuộc vào người dân đi hái, có những đợt hàng ít không có đủ để bán, ai muốn mua nhiều phải đặt trước vài ngày mới gom đủ",chị Lài nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'