Đời sống

Loại rau cực tốt cho xương khớp, chữa đau đầu mùa lạnh: Giá rẻ, chợ nào cũng có, chuyên gia chỉ cách dùng

Đây là loại rau rất quen thuộc với người Việt. Ngoài việc được yêu thích thì nó còn có thể sử dụng như một vị thuốc trị bệnh.

Tạm biệt làn da đen sạm, kém sắc bằng loại trái cây quen thuộc này / Cá trắm đâu chỉ có kho mới ngon, làm theo công thức này thịt cá mềm, không tanh

Loại rau được nhắc đến ở đây chính là ngải cứu. Ngải cứu có vị đắng tự nhiên. Nếu biết cách chế biến thì nó có công dụng rất tốt đối với cơ thể, nhất là vào mùa lạnh.

Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình) cho biết, trong Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu,khử hàn, giảm đau. Loại rau này được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc từ xa xưa tới nay.

Các nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy ngải cứu có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể Ngoài ra, lá ngải cứu còn chứa nhiều tinh dầu, các flavonoid, các axit amin như adenin, cholin...

Ngải cứu có thể được sử dụng để chữa nhức đầu, đau nhức xương khớp vào mùa đông cực kỳ hiệu quả.

loai-rau-tri-dau-nhuc-xuong-khop-nhuc-dau-khi-troi-lanh-01

Ảnh minh họa

Theo lương y Bùi Hồng Minh, mùa đông thời tiết lạnh buốt khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp. Khi đó, sử dụng ngải cứu để làm các món ăn, bài thuốc sẽ rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, dùng ngải cứu cũng tốt cho những người hay bị nhức đầu do thời tiết lạnh, đau bụng do lạnh.

Trong dân gian, nhiều người truyền tai nhau thông tin bà bầu không nên ăn ngải cứu vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Tuy nhiên, lương y Bùi Hồng Minh cho rằng hiện chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh điều này. Do vẫn còn nhiều tranh cãi nên tốt nhất phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể tránh ăn ngải cứu. Ở giai đoạn sau của thai kỳ cũngnênhạn chế ăn loại rau này.

loai-rau-tri-dau-nhuc-xuong-khop-nhuc-dau-khi-troi-lanh-02

Một số món ăn bài thuốc từ ngải cứu

Giảm đau do thấp khớp vào mùa đông

50 gram lá ngải cứu tươi, 50 gram lá lốt, 100 gram gạo tẻ, đường đỏ vừa đủ. Lá lốt và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun lấy nước nấu cháo Khi ăn cho thêm đường đỏ cho vừa miệng. Ăn ngay khi cháo vẫn còn ấm. Ăn trong 3-5 ngày sẽ giúp giảm đau do bệnh thấp khớp tái phát.

 

Đau nhức đầu khi trời lạnh, đau đầu do máu không lưu thông lên não

Lấy một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ. Sau đó, đem trộn ngải cứu cùng trứng gà và nêm gia vị cho vừa miệng. Cho ngải cứu trứng gà vào chảo rán chín. Ăn cùng cơm khi còn nóng.

Đau bụng do lạnh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư bất thường

Lấy thịt nạc lợn băm nhỏ, ướp một chút gia vị rồi đem xào sơ. Cho nước vào nồi thịt đun sôi rồi bỏ ngải cứu vào nấu chín. Tắt bếp, nêm gia vị cho vừa ăn. Ăn cùng cơm khi còn nóng.

Trị đau bụng kinh, rong kinh

 

Hương phụ, ngải cứu, mỗi vị từ 20 đến 40 gram, đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 2 lần. Có thể dùng dạng bột (4-8 gram) hoặc dạng cao đặc (2-4 gram).

Lương y Bùi Hồng Minh đưa ra lưu ý, do ngải cứu có nhiều tác dụng nên mọi người không nên lạm dụng. Dù là bất cứ thực phẩm nào, tốt đến mấy nhưng nếu dùng nhiều một lúc hoặc dùng liên tục trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm