Đời sống

Loại rau dại xưa toàn nhổ vứt đi, cho trâu ăn, nay thành đặc sản lạ dân thành phố ưa chuộng đến lạ vì ngon, 70.000 đồng/kg

Loại rau này mọc hoang trong những vùng rừng thưa, xưa chỉ có trâu ăn, giờ thành đặc sản được ưa chuộng đến lạ.

Trốn trong góc nhà, tôi vô tình phát hiện bí mật ghê tởm của người chồng hoàn hảo / Anh trai chồng dẫn bạn gái về ra mắt cả nhà, tôi bàng hoàng khi biết danh tính người phụ nữ ấy

Ở vùng đất Hòa Bình có một thứ rau dại rất lạ, mấy năm gần đây trở thành đặc sản được người dân thành phố tìm mua về thưởng thức, đó là rau mít rừng.

Rau mít rừng còn có tên gọi khác là mít ré, mít mi, thuộc họ dâu tằm, là một dạng thực phẩm tự nhiên độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Mường ở vùng Hòa Bình. Thứ rau dại này mọc hoang trong những vùng rừng thưa, chỉ có trâu mới ăn, rồi người dân ăn thử và thấy ngon nên được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Loại rau dại xưa toàn nhổ vứt đi, cho trâu ăn, nay thành đặc sản lạ dân thành phố ưa chuộng đến lạ vì ngon, 70.000 đồng/kg - 1

Ảnh minh họa.

Không những vậy, món rau mít còn được đồng bào trân trọng bày lên bàn thờ những ngày rằm, mồng một hay lễ, Tết. Từ rau mít rừng chế biến thành các món: xào tỏi, xào thịt bò, thịt lợn, nấu canh... , hoặc cùng với các loại rau rừng khác cũng rất ngon.

Mấy năm gần đây, nhiều người còn đã bắt đầu trồng loại cây này trên đồi và trong vườn nhà để có nguồn cung cấp. Rau mít rừng được thu hoạch và bán trên thị trường với mức giá dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg.

Trên chợ mạng, có nhiều địa chỉ rao bán rau mít rừng.Vì rau sạch và lạ miệng nên rau mít rừng rất được ưa chuộng. "Tôi ở Hòa Bình, trước đây được ăn rau mít rừng suốt, nhưng từ khi xuống Hà Nội, thi thoảng bố mẹ gửi xuống thì mới có ăn. Gần đây, thấy chợ chung cư có người rao bán, tôi đặt luôn 2 cân để nấu canh và xào với thịt. Thứ rau rừng này ngọt và hương vị thơm ngon lắm. Dù ít người biết tới nhưng ai đã ăn thì rất nghiện", bạn Hà Giang (ở Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ.

Loại rau dại xưa toàn nhổ vứt đi, cho trâu ăn, nay thành đặc sản lạ dân thành phố ưa chuộng đến lạ vì ngon, 70.000 đồng/kg - 2

Ở các chợ truyền thống thỉnh thoảng cũng có người bán rau mít rừng. Chị Hoài Thanh (người bán rau ở chợ Hà Đông) cho biết: "Rau mít rừng trước người dân hái ở trên rừng để bán, nhưng sau đó nhiều người đổ xô lên hái nên số lượng không đủ cung cấp ra thị trường. Người dân ở Hòa Bình đã mở rộng trồng loại rau này. Rau mít rừng thơm ngọt lắm, ai ăn cũng thích mê. Tôi có mẻ nào khách mua liền tay mẻ đó, có người còn đặt trước số lượng nhiều vì mua hộ cho cả đồng nghiệp, người thân.

 

Theo chị Thanh, thời điểm đầu mùa rau còn hiếm, giá có thể lên tới 70.000 đồng/kg, đắt hơn nhiều loại rau truyền thống khác. Còn vào giữa mùa giá hạ nhiệt hơn, tầm 50.000 đồng/kg.

Theo tìm hiểu, loại rau này chứa đựng một lượng lớn chất dinh dưỡng bao gồm protein, vitamin, canxi, chất sắt và các chất chống oxy hóa. Nhờ vào những hợp chất này, rau mít rừng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, bao gồm khả năng chống viêm, tác động kháng khuẩn, ảnh hưởng tích cực đến quá trình oxy hóa trong cơ thể, cũng như hỗ trợ sức khỏe tim mạch và gan.

Loại rau dại xưa toàn nhổ vứt đi, cho trâu ăn, nay thành đặc sản lạ dân thành phố ưa chuộng đến lạ vì ngon, 70.000 đồng/kg - 2

Anh Bùi Văn Khánh (ở Hòa Bình) cho biết thời điểm mới bắt tay trồng, rau mít rừng trong vùng cũng khá hiếm, quả đồi nhiều có 5 - 10 cây, quả đồi ít chỉ có 1 - 2 cây. Ban đầu anh không biết cứ đi đào những gốc to bằng bắp chân nhưng khi trồng lại bị chết rất nhiều.

Về sau rút kinh nghiệm, anh đào những cây nhỏ. Khi những đồi gần đã hết cây, họ phải đi đến những đồi xa, hành trang mang theo là cái xà beng, cơm nắm muối vừng cùng chai nước thuốc. Mỗi ngày lang thang khắp đồi núi như thế, họ tìm được 30 - 40 cây mít rừng.

 

Hiện nhà anh Khánh có 1,2ha mít rừng, do nương rộng nên hôm nào cũng cho búp, thời điểm từ tháng 3 đến tháng 10 là vụ chính, mỗi ngày thu 30 - 40kg, bán 60.000đ/kg; từ tháng 11 là vụ phụ, mỗi ngày thu 10kg.

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm