Loại rau rẻ bèo là “bảo bối” dưỡng gan, tinh mắt, giúp cơ xương chắc khỏe
10 ‘siêu thực phẩm’ giúp kiểm soát huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch / Thực hư chuyện tránh thai bằng... nước dừa
Các loại rau lá xanh rất giàu carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, nên ở một mức độ nhất định nó có thể làm giảm khô mắt, khô mũi họng và da nứt nẻ.
Rau mồng tơi không chỉ có hàm lượng carotene rất cao mà còn giàu vitamin C, vitamin K, axit folic, sắt, magie và các chất dinh dưỡng khác.
Rau mồng tơi
Có nhiều lợi ích khi ăn rau mồng tơi vào mùa đông. Rau mồng tơi đi vào kinh mạch gan, dạ dày, ruột già, ruột non, không chỉ có tác dụng làm dịu gan, điều khí mà còn dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể, làm ẩm.
Gan và thị lực
Rau mồng tơi đi vào gan có tác dụng dưỡng gan, làm dịu gan. Hàm lượng lutein của nó tương đối cao so các loại rau thông thường. Lutein có thể bảo vệ thị lực và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Nhuận tràng
Mồng tơi chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Rau mồng tơi rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng tự nhiên như insulin, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hạ đường huyết, vì vậy nó cũng là loại rau thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường.
Tốt cho xương
Hàm lượng vitamin K trong rau mồng tơi cũng tương đối cao trong số các loại rau ăn lá. Bổ sung đầy đủ vitamin K giúp tăng cường hoạt động của các nguyên bào tạo xương và thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi tự do thành canxi trong xương, từ đó củng cố mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cẩn trọng khi đổ xăng: 5 thói quen sai lầm có thể khiến bạn tốn kém, hại xe và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Mùa hè sắp đến, hãy học ngay những mẹo tiết kiệm điện đơn giản này để giảm chi phí cho gia đình
Nếu bạn còn mắc những sai lầm này khi dùng bếp điện nấu ăn thì đừng trách vì sao hóa đơn tiền điện lại tăng cao
Rau muống xào tỏi lọt Top 100 món rau ngon nhất thế giới
Còn làm 3 việc này thì còn khướt mới dư dả được