Đời sống

Lợi ích của gừng với sức khỏe

Ngoài giá trị dinh dưỡng, gừng còn được biết đến với nhiều công dụng quan trọng cho sức khỏe con người như: Giảm đau, buồn nôn, tăng sức đề kháng….

Phụ nữ nghề nào dễ ngoại tình nhất, vị trí thứ 3 có 90% đều dính phải, các anh lưu ý nhé / Đậu phụ món ăn quốc dân: Nhưng ăn theo cách này là con đường nhanh nhất để đi viện, mọi người nên lưu ý

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cải thiện tiêu hóa: Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non và làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người bị chứng khó tiêu.

Chống vi khuẩn: Gừng thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, và chiết xuất của nó có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella. Ngoài ra, loại gia vị này có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn răng miệng gây viêm nướu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Nhờ chứa các thành phần chống viêm, giúp giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu và ngăn ngừa huyết áp cao.

Chống lại bệnh ung thư: Ăn gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Các hoạt chất trong gừng đã được chứng minh rằng các hợp chất hoạt tính của gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào (nguyên nhân gây ra sự thay đổi DNA), sự chết tế bào và sự phát triển hình thành của khối u. Đặc biệt, chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các khối u bạch huyết, u gan, ung thư ruột, vú, da, gan và bàng quang. Chúng cũng làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.

 

Giảm đau: Với tác dụng chống viêm và chống co thắt, gừng là một loại thuốc giảm đau tự nhiên cho chứng đau bụng kinh và đau nửa đầu…

Giảm buồn nôn: Gừng có tác dụng làm dịu cơn đau bụng. Đặc biệt trong thời kì khi mang thai, gừng có thể giúp phân huỷ và loại bỏ khí tích tụ trong ruột. Nó cũng có thể giúp giảm buồn nôn hoặc chóng mặt do hóa trị.

Giúp giảm cân: Giảm lượng thức ăn và giảm cân bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn kiêng hàng ngày. Gừng sẽ tạo cảm giác no, đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần ít calo hơn để lấp đầy dạ dày. Gừng cũng có tác dụng tự nhiên ngăn cảm giác đói, thèm ăn và đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất cũng như đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ gừng

Phòng ngừa và trị sâu răng: Mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

 

Trị gàu: Có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10 - 15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.

Trị đau lưng và đau vai: Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.

Trị hôi chân: Cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

Lưu ý:

Gừng tính nóng nhiệt cao, người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón, người nhiều mồ hôi hoặc đang ra mồ hôi thì không nên ăn nhiều. Ăn nhiều gừng trong thời gian lâu có thể bị nóng trong cơ thể, nổi mụn, toét mắt, chảy nước mắt sống. Nên sử dụng đúng từng bộ phận của gừng như lá, vỏ, gừng tươi, với liều lượng phù hợp cho từng loại bệnh để đạt hiệu quả phòng trị cao nhất.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm