Đời sống

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cá thu không phải ai cũng biết

Cá thu là một trong các loại cá biển có thịt thơm ngon, dồi dào nguồn đạm và chất béo... nên rất tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm có "chết đói" cũng không được ăn vào buổi sáng / Thực phẩm giúp bạn chống say nắng

Cá thu là một trong những loại cá biển có thịt thơm ngon, nhiều giá trị dinh dưỡng như chất béo, chất đạm. Cá thu là sự tổng hợp của những vitamin và khoáng chất hàng đầu mà cơ thể cần thiết. Thịt cá thu rất giàu vitamin A, D, magie, kẽm, phốt pho, canxi,... giàu dinh dưỡng và năng lượng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của cá thu đối với sức khoẻ trong bài viết dưới đây.

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cá thu không phải ai cũng biết

Ảnh minh họa.

Giảm huyết áp

Cá thu có tiềm năng trong việc hỗ trợ giảm tình trạng cao huyết áp nhờ có các axit béo không bão hòa đa. Một thử nghiệm trên 12 nam giới có tiền sử cao huyết áp đã cho thấy ăn cá thu thường xuyên trong vòng 8 tháng giúp chứng cao huyết áp cải thiện đáng kể.

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit béo không bão hòa đa có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ăn cá thu giúp tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt cho sức khỏe và giảm hàm lượng cholesterol LDL.

Giúp xương chắc khỏe

 

Cá thu rất giàu vitamin D, một loại dưỡng chất đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ gãy xương hông. Cá thu còn giàu canxi giúp xương chắc khỏe.

Cá thu tốt cho não bộ

Cá thu có chưa DHA và omega-3 có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra các tế bào não bộ và là chất dẫn truyền thần kinh, ăn cá thu giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, giúp trẻ ham học hỏi và thông minh hơn, làm chậm quá trình lão hoá ở người lớn tuổi, minh mẫn hơn, khỏe mạnh hơn.

Ngăn ngừa thiếu máu

Giống như nhiều loại cá biển khác, một số thành phần dinh dưỡng trong cá thu giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu hụt dinh dưỡng như: sắt, vitamin B12 và một số folate. Sự thiếu hụt bất kỳ vi chất dinh dưỡng nào trong số này có thể dẫn đến thiếu máu. Các triệu chứng báo hiệu tình trạng thiếu máu bao gồm yếu cơ, rối loạn thị lực, mệt mỏi cùng với các biến chứng nghiêm trọng khác như vô sinh.

 

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Theo các chuyên gia, ăn nhiều chất béo không bão hòa đa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngược lại nếu ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Theo đó, trong cá thu có chứa nhiều axit omega-3 tốt cho sức khỏe, vì thế, bạn nên ăn cá hai lần mỗi tuần để cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tật.

Một số dị ứng từ cá thu

Giống như nhiều loại hải sản khác, cá thu có thể gây ra một vài dị ứng, nghiêm trọng nhất là tình trạng sốc phản vệ. Theo ghi nhận, nhiều trường hợp bị ngộ độc histamine - một loại ngộ độc thực phẩm có thể nhầm lẫn với ngộ độc scombroid. Cá thu có hàm lượng histamine cao tự nhiên. Nếu cá bị ươn, vi khuẩn phát triển quá mức sẽ làm tăng hàm lượng histamine và khả năng nhiễm độc histamine. Các triệu chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 5 phút đến 2 giờ sau khi uống.

Các triệu chứng của ngộ độc histamine gần giống với các triệu chứng của dị ứng thực phẩm thông thường. Các triệu chứng có thể bao gồm thở khò khè, sưng lưỡi, tiêu chảy, ngất xỉu và buồn nôn. Tuy nhiên, khi một nhóm người ăn cùng một loại thực phẩm có các triệu chứng trên thì khả năng nhiễm độc histamine cao hơn là ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, cá thu là một trong những loại cá có chứa nhiều thủy ngân và nên được tiêu thụ với số lượng hạn chế trong thời kỳ mang thai và cho con bú để tránh gây hại cho em bé. Các khuyến nghị hiện tại do Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ cung cấp cho rằng phụ nữ nên tuân theo khuyến nghị của FDA để tiêu thụ 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những con cá thu tươi sống, không bị tanh hoặc chua. Đặc điểm của cá thu tươi là thịt săn chắc, mắt trong và thân bóng. Cá thu tươi có thể được bán dưới dạng đông lạnh nhưng vẫn phải đảm bảo độ tươi ngon.

 

Bạn nên bảo quản cá thu sống trên ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi mua về hoặc chưa sử dụng đến. Chế biến cá trong vòng 2 ngày. Luôn rửa tay sạch bằng nước xà phòng sau khi tiếp xúc với hải sản sống. Vệ sinh mặt bàn, thớt và dụng cụ sau khi sơ chế cá sống, tránh trường hợp lây nhiễm chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm