Lợi ích tuyệt vời của việc ngâm chân vào mùa đông
Chăm sóc da đúng cách thời kỳ mãn kinh / Những người cần hạn chế ăn hạt dẻ ngày Tết
Thúc đẩy tuần hoàn máu của cơ thể
Lòng bàn chân con người là nơi xa trái tim nhất. Vào mùa đông, nguồn cung cấp máu tương đối ít và nhiệt độ tương đối lạnh. Do đó, bàn chân là nơi dễ cảm thấy lạnh nhất.
Ngâm chân bằng nước nóng có thể nhanh chóng làm tăng nhiệt độ ở lòng bàn chân và thúc đẩy quá trình lưu thông máu khắp cơ thể. Điều này, không chỉ bàn chân cảm thấy ấm áp mà toàn bộ cơ thể cũng ấm lên.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tốt cho huyết áp
Ngâm chân bằng nước ấm, đặc biệt khi cho thêm gừng có thể làm giảm cả áp lực tâm thu và tâm trương tăng cao ở những người cao tuổi bị tăng huyết áp.
Giúp ngủ ngon
Ngâm chân bằng nước nóng hoặc ấm rất hữu ích đối với những trường hợp mất ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng khi bàn chân được làm ấm trước khi đi ngủ, mọi người sẽ ngủ nhanh hơn sâu giấc hơn, giúp tinh thần thoải mái. Hơn nữa, ngâm chân là cách để mọi người thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc dài.
Ngoài ra, ngâm chân bằng nước ấm cũng có thể cải thiện giấc ngủ của những người bị chấn thương sọ não giai đoạn mãn tính.
Hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính
Ngâm chân với nước nóng kết hợp với phương pháp bấm huyệt có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị một số bệnh về xương khớp, đái tháo đường, lạc nội mạc tử cung…
Phòng các bệnh về da
Chân thường xuyên tiếp xúc với mặt đất hoặc do việc vệ sinh không đúng cách, không thay tất thường xuyên làm tăng nguy cơ nấm chân do vi khuẩn.
Tuy nhiên, khi ngâm chân bằng nước ấm có thể loại bỏ các vi khuẩn, chất bẩn bám trên chân. Từ đó sẽ làm giảm nguy cơ nấm hoặc hôi chân.
Một số lưu ý khi ngâm chân vào mùa đông
Ngâm chân đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ngâm chân không đúng cách có thể gây ra một số hệ luỵ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý khi ngâm chân vào mùa đông:
- Nên ngâm chân vào buổi tối, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn tối thiểu một giờ để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Không được ngâm chân khi đang đói bụng hoặc sau khi uống rượu. Thời gian ngâm khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc cách ngày.
- Nên ngâm chân bằng nước ấm, nhiệt độ khoảng 40 - 50 độ C, tùy độ tuổi, thể trạng và thời tiết. Trong tiết trời quá lạnh thì không ngâm chân trong nước quá nóng bởi có thể dẫn đến sốc nhiệt, phình vỡ mạch máu, tổn thương da. Sau khi ngâm, cần dùng khăn lau khô và lập tức ủ ấm chân, nhất là vào những ngày lạnh. Nên xoa thêm kem để tránh da bàn chân bị khô nứt.
- Mực nước ngâm cần ngập cổ chân, ít nhất là trên mắt cá khoảng 2cm, để giúp khí huyết trong kinh mạch được lưu thông tốt nhất, qua đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
- Tuy ngâm chân có nhiều tác dụng nhưng những người có bệnh tim mạch, huyết áp, suy giãn tĩnh mạch, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp cần hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp. Những người có vết thương hở ở chân hoặc đang bị bong gân thì không nên ngâm chân. Việc ngâm chân cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, để chữa ho và sổ mũi cũng chưa được chứng minh là đúng, do đó cần thận trọng. Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng, tốt nhất chỉ cần dùng nước ấm rửa chân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ