Đời sống

Những người cần hạn chế ăn hạt dẻ ngày Tết

Hạt dẻ là loại hạt rất được ưa chuộng nhưng nhiều người cần hạn chế ăn loại hạt này.

Tự chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả và đơn giản hơn dùng thuốc tây / 'Thần dược' càng dùng da càng đẹp mà không tốn nhiều tiền

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe. Do đó còn có các tên "quả của tỳ", "quả của thận" là "vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.

Những người cần hạn chế ăn hạt dẻ ngày Tết

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Có nhiều cách dùng để hạt dẻ cho ta những món ăn bổ dưỡng, nhất là với đối tượng già yếu, suy nhược, lưng đau, gối mỏi, sẽ được trường thọ.

Hạt dẻ tươi sống ăn ngon nhưng dễ đầy hơi.

Hạt dẻ phơi khô (không phơi nắng) để hạt dẻ vào túi vải thừa hoặc làn tre thông gió. Hương vị cũng rất ngon. Đã có kinh nghiệm dùng hạt dẻ phơi gió chữa nổi hạch limpho khối u vùng cổ với vai trò tăng sức đề kháng.

Hạt dẻ rang là kiểu ăn dân dã trong tập quán ăn quà của người dân vào buổi tối những ngày giá rét bồi dưỡng loại đường tinh bột hấp thu chậm rất có lợi cho bữa ăn phụ trong ngày.

Hạt dẻ nghiền bột để nấu cháo, chè, bánh ga tô.

 

Hạt dẻ ninh trong các món ăn với các loại thức ăn động vật (như hạt sen, hạt điều, hạt hạnh đào...) hầm với bầu dục để bổ thận, hầm với phổi bổ phế...

Hạt dẻ kho thịt bò ngọt bùi giảm béo.

Hạt dẻ xào với tề thái là món ăn quen miệng của người dân Tô Châu (Trung Quốc).

Hạt dẻ xào đường là món ưa thích của Từ Hy Thái Hậu.

Ăn hạt dẻ nóng sẽ mềm, ngọt, thơm hơn nhưng không ngọt mát như khi ăn nguội.

 

Những nhóm người không được ăn hạt dẻ

Mặc dù là món ăn được ưa thích nhưng sau đây là những đối tượng không nên ăn hat dẻ:

Người cao tuổi: Chức năng tiêu hóa của người cao tuổi bị suy giảm, vì vậy nếu ăn quá nhiều hạt dẻ cùng lúc có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tỳ vị... Những người này chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe.

Người có các vấn đề về dạ dày: Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều hạt dẻ sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, khiến cho dạ dày làm việc quá sức và có thể gây ra xuất huyết dạ dày.

Người bị tiểu đường: Hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh, đặc biệt là không nên ăn hạt dẻ rang đường.

 

Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau sinh: Những đối tượng này cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, không nên ăn quá 10 hạt dẻ mỗi ngày để tránh bị táo bón.

Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó không nên ăn quá nhiều hạt dẻ để tránh gây đau bụng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm