Đời sống

Lời phật dạy về xóa bỏ thù hận

Đạo Phật có những câu nói hay về cách đối nhân xử thế, những bài học về làm người. Vậy, nếu các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống. Dưới đây là lời Đức Phật dạy về cách xóa bỏ thù hận.

Hai tiểu công chúa Dubai từng làm chao đảo cộng đồng mạng giờ đã trưởng thành với vẻ ngoài xinh đẹp hết phần thiên hạ / Nhà có khách rau muống đừng xào hay luộc, làm theo cách này vừa sang lại ngon không tưởng

Trong 66 lời phật dạy thì đức phật có căn dặn chúng ta về các xóa bỏ thù hận: “Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.”

Sự buông xả được ví như cách ta xé mảnh giấy nợ của ân oán giang hồ giữa ta và người. Người tạo ra khổ đau có thể nghĩ rằng họ làm vì công bằng, hoặc không có lựa chọn nào khác; trong khi đó ta là nạn nhân hoàn toàn bị động. Cái chết ập đến, khổ đau chầu chực, bất hạnh có thể diễn ra với ta theo cách thức này hay cách thức khác dưới sự chủ đạo ý thức của người kia, do đó nỗi khổ niềm đau của ta dễ dàng gia tăng. Buông xả được thiết lập thì món nợ được an bài.

Chính bởi vậy mà nếu ta mạnh dạn xé đi giấy nợ, thì tâm ta sẽ được thoải mái, an lạc. Còn giữ nó là đang giữ ngọn lửa trong căn nhà, có thể tạo ra hỏa hoạn. Trong sự thiêu cháy của lòng sân. Kẻ thù chưa chắc đã bị đốt, trái lại, người ôm hận đang nỗ lực có ý thức thiêu đốt chính mình và người thân. Truyền dòng cảm xúc hận thù đó cho người thân hay bất kỳ ai, thì hận thù tiếp nối hận thù không tháo gỡ được.

Đức Phật dạy, dòng cảm xúc khổ đau của hận thù cũng như vậy. Khi ta bị một mũi tên của hận thù bắn vào thì sự đau nhói làm cho ta giãy giụa. Đức Phật dạy nghệ thuật tháo gỡ bằng cách đừng dùng đuôi của mũi tên để kéo ra, vì kéo như vậy mũi tên theo thế nghịch sẽ xé da thịt bên trong. Tốt nhất phải chịu đựng, có bản lãnh cầm lấy mũi tên bẻ gãy phần đầu, sau đó mới dùng hết sức bình sinh, rút mũi tên ra. Chịu đau một chút nhưng sau đó ta còn có cơ hội để chữa lành. Nếu lúc đó ta vội vàng giãy giụa, muốn trả đũa, thể hiện tất cả nỗi khổ niềm đau, là chính ta đã tự biến mình thành nạn nhân lần thứ hai. Mỗi lần tâm niệm hận thù xuất hiện thì ta trở thành nạn nhân lần nữa, dẫn đến tự hoại lần hồi mà không hay. Như vậy, ý thức về tác nhân gây ra khổ đau là nguyên nhân sinh ra nỗi hận thù rất lớn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Như vậy, tác nhân của nỗi khổ niềm đau, dưới góc độ tâm lý trị liệu, không phải do kẻ thù, mà chính nạn nhân không buông bỏ được cảm giác hận thù tạo ra. Vì vậy sự trả đũa không phải là giải pháp lâu dài. Trong kinh Pháp Cú có câu:

“Hận thù diệt hận thù

Đời này không có được

Từ bi diệt hận thù

 

Là định luật nghìn thu”.

Chỉ có tình thương, lòng từ bi, sự tha thứ mới có thể chấm dứt hận thù một cách vĩnh viễn. Đây là quy luật của muôn đời, nghĩa là nó không chỉ có giá trị trong hiện tại mà còn tiếp tục có giá trị vĩnh viễn trong tương lai.

Những phương pháp hóa giải thù hận theo lời Phật dạy

1. Hãy tha thứ để mọi nỗi tức giận tiêu tan

Nhận thức rõ hận thù sẽ làm con người tràn ngập khổ đau, dẫn dắt chúng ta ngày càng xa rời an lạc. Vì vậy, hóa giải hận thù là đi ngược chiều sinh tử, trở về nguồn cội bình an.

 

Chình vì vậy muốn chuyển đổi nỗi tức giận, oán ghét giữa bản thân với người khác, tự mỗi người phải hóa giải mọi vướng mắc xấu ác, thù hận trong suy nghĩ, lời nói, việc làm, sinh hoạt hàng ngày để mình và người thoát khỏi sự khổ, luôn sống trong cảm giác an lạc; đó là mục tiêu mà Đức Phật đã thành tựu trọn vẹn. Trước khi để người khác không còn oán giận thì tự tâm chúng ta phải tập tha thứ cho những người làm điều có lỗi và tổn thương đến ta.

2. Hãy tự biết sám hối, nhận lỗi khi làm sai

Tự thân nhận lỗi, hổ thẹn với lòng khi làm điều gì sai là một cách để hóa giải xung đột, hận thù giữa người với người. Bởi lẽ, khi làm sai mà ta càng cố chấp, cho rằng mình có địa vị cao hơn, giàu có hơn, lớn tuổi hơn… mà không chịu thừa nhận cái sai, o ép người dưới mình. Như vậy, họ sanh tâm tức giận mà từ đó, oán thù mới phát khởi.

Nếu tự biết mình sai mà thừa nhận, sám hối thì người kia đâu có tức giận làm gì. Đó mới là cách hữu hiệu để hóa giải những ác nghiệp nhiều đời và không tạo thêm nghiệp xấu mới.

3. Học cách buông xả

 

Sự tức giận trong tâm ta, đôi khi bản thân tự bào chữa rằng làm vậy vì lẽ công bằng, để mọi người phải nhìn nhận mình sai chỗ nào mà sửa đổi hoặc cho rằng không còn lựa chọn nào khác. Thế nhưng, vận mệnh cuộc đời con người lại không phải do chính bản thân mỗi người quyết định. Cái chết ập đến, khổ đau chầu chực, bất hạnh có thể diễn ra với ta bất cứ lúc nào.

Nếu khi nhắm mắt mà tâm không buông xả, mang theo món nợ ân oán của kiếp này để rồi kiếp sau gặp lại, oán oán lại chất chồng. Nếu mạnh dạn xé đi giấy nợ, thì tâm ta sẽ được thoải mái, an lạc. Còn giữ tâm sân hận trong lòng, chẳng khác nào như tự thiêu đốt chính mình và người thân. Trong ngọn lửa của oán thù, kẻ thù chưa chắc đã bị đốt, trái lại, người ôm hận đang tự giết chính mình.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm