Luật nhân quả và bài học về đạo làm con
Muốn sống thanh thản, cuộc đời bình an, chỉ cần “vứt” đi 3 thứ / Những lỗi cơ bản của nàng dâu khiến mẹ chồng ghét ra mặt
Câu chuyện về người mẹ đầu thai để đòi nợ
Tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có đôi vợ chồng nuôi một chú chó nhỏ đặt tên là Lu Lu. Lu Lu lớn lên vô cùng đáng yêu với bộ lông trắng mượt kiêu hãnh nên được chủ nhân hết mực cưng chiều. Mỗi ngày họ đều cho nó uống sữa bò, ăn thịt chân giò hun khói, tắm rửa, chỗ ngủ thì vô cùng êm ái thơm tho. Khách đến chơi nhìn thấy Lu Lu như vậy đều bảo nó thật là có phúc.
Nhưng một ngày kia chú chó nhỏ đột nhiên lăn ra chết bất ngờ. Cả nhà nọ đều khóc thương, mãi cho đến vài tháng sau đôi vợ chồng trẻ vẫn không hết buồn rầu. Hàng xóm thấy thế đều không hiểu được phải thốt lên rằng:“Chẳng phải nó chỉ là một con chó thôi sao, có cần phải khổ sở đến như thế? Lúc mẹ họ chết tôi cũng không thấy họ rơi nhiều nước mắt đến như vậy!”.
Một trưa nọ, khi người chồng buồn bã vì nhớ Lu Lu mà thiếp đi thì thấy mẹ anh hiện về nói với anh rằng: “Lúc mẹ sắp qua đời, hai con quá bận rộn làm ăn mà không chăm sóc mẹ. Kết quả là đã để mẹ phải lẻ loi trơ trọi một mình trong góc nhà. Thậm chí lúc mẹ qua đời hai con cũng không về bên cạnh mẹ lần cuối. Sau khi mẹ ra đi, các con cũng không hề thương xót mà rơi nhiều nước mắt. Là con nhưng các con đã không làm tròn bổn phận của mình. Lu Lu chính là mẹ chuyển sinh đến để đòi món nợ này. Các con nghĩ lại sẽ thấy thời gian các con chăm sóc Lu Lu chính bằng với thời gian các con bỏ mặc mẹ bị bệnh đấy. Duyên hết rồi, nợ cũng đã trả xong, mẹ phải đi đây!”. Sau khi nói xong, mẹ anh liền rời đi.
Ảnh minh họa
Giật mình tỉnh lại, người chồng ướt đẫm mồ hôi pha lẫn bần thần. Anh ngẫm lại thời gian đem Lu Lu về nuôi đúng hai năm, cũng chính là hai năm vợ chồng anh lao vào làm ăn mà quên mất bổn phận làm con, bỏ mặc mẹ lẻ loi ốm đau bệnh tật ở góc phòng. Khi về nhà cũng vì quá mệt mỏi nên hiếm lời hỏi thăm. Lúc bà mất hai vợ chồng vì bận bịu cũng không túc trực bên cạnh. Sau khi bà ra đi, bản thân anh cũng không quá buồn rầu mà nhanh chóng quên đi rồi tiếp tục lao vào kiếm tiền.
Khi được nghe chồng kể lại, người vợ rơi nước mắt nhìn lên bàn thờ mẹ chồng mà rằng: “Hóa ra thiếu nợ người khác cái gì đều phải hoàn trả. Người xưa nói ‘Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ quả là không sai, chúng ta đã quá có lỗi với mẹ rồi”.
“Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ”. Mẹ là người mang nặng đẻ đau mới nên hình hài chúng ta hôm nay. Vì con mà mẹ chịu biết bao vất vả cực nhọc, thức đêm hôm chăm sóc cho ta từng miếng ăn giấc ngủ hay đau ốm lúc trái gió trở trời, vì con mà mẹ đã hy sinh cả cuộc đời. Phận làm con chúng ta đã nợ công đức ấy biết bao nhiêu. Người chồng trên chỉ vì quá lo làm ăn mà quên mất rằng, dù anh có kiếm ra nhiều tiền để phụng dưỡng bà đi nữa thì sự thật anh vẫn nợ mẹ sự quan tâm, tình cảm mà cả đời bà đã dành cho anh.
Đức Phật dạy: “Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh”; “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Dù là con trai, con gái hay con dâu thì hiếu thảo vẫn là cái nết tốt đứng đầu, hiếu thảo là đạo trọng.
Bất cứ ai cũng là con của cha mẹ và rồi làm cha mẹ của con, cuộc đời xoay vòng trong chữ hiếu và đạo hiếu. Cha mẹ vì ta mà hi sinh, ta lại hi sinh cho những đứa con. Đó là gốc rễ, cội nguồn và là đạo lý chân chính nhất của cuộc đời này. Hãy luôn sống để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ và nuôi dạy con cái theo đức hiếu sinh.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?